Chào PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP, cho tôi hỏi theo quy định mới nhất hiện nay thì những trường hợp nào không được cấp giấy phép cho thuê lại lao động?
>> Chủ thể nào được sử dụng người lao động nước ngoài
>> Thời gian gia hạn Giấy phép cho thuê lại lao động
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 25 Nghị định 145/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2021) có quy định 04 trường hợp không được cấp giấy phép cho thuê lại lao động, cụ thể như sau:
1/ Không bảo đảm điều kiện sau:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:
+ Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
+ Không có án tích;
+ Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
- Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).
2/ Đã sử dụng giấy phép giả để hoạt động cho thuê lại lao động;
3/ Có người đại diện theo pháp luật đã từng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép trong 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động vì những lý do sau:
- Cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép;
- Cho thuê lại lao động để thực hiện công việc không thuộc danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
- Doanh nghiệp cho thuê lại có hành vi giả mạo các văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép hoặc tẩy xóa, sửa chữa nội dung giấy phép đã được cấp hoặc sử dụng giấy phép giả
4/ Có người đại diện theo pháp luật đã từng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sử dụng giấy phép giả.
Mời quý thành viên tham khảo thêm bài viết liên quan: Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động mới nhất.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP về vấn đề trên.
Trân trọng!