Tôi nghe nói trong năm 2024 hành vi đưa tạp chất vào thủy sản doanh nghiệp có thể bị xử phạt lên đến 100 triệu đồng, không biết nội dung này có đúng không? – Văn Vũ (Cà Mau).
>> Hồ sơ, quy trình vay thế chấp sổ đỏ năm 2024 là như thế nào?
>> Năm 2024, thành lập công ty về thiết kế kiến trúc có cần chứng chỉ hành nghề?
Tình trạng đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu nhằm mục đích gian dối về kinh tế (làm tăng khối lượng, làm thay đổi kết cấu, lừa dối cảm giác về độ tươi...) là một trong những hành vi gian lận thương mại.
Trường hợp các tạp chất đưa vào tôm là hoá chất không có tên trong Danh mục các phụ gia, chất hỗ trợ chế biến theo quy định hoặc không được sản xuất chuyên dụng để dùng trong thực phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng.
Căn cứ khoản 5 Điều 11 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) và khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) khi đưa tạp chất vào thủy sản có thể bị xử phạt hành chính như sau:
1.1. Áp dụng phạt tiền đối với hành vi đưa tạp chất vào thủy sản; sản xuất, kinh doanh, sử dụng thủy sản có tạp chất do được đưa vào hoặc có chất bảo quản cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng theo một trong các mức sau đây:
(i) Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đồng đối với hành vi trực tiếp đưa tạp chất vào thủy sản.
(ii) Phạt tiền từ 50 triệu đồng đồng đến 70 triệu đồng đối với hành vi tổ chức đưa tạp chất vào thủy sản; sơ chế, chế biến thủy sản có chứa tạp chất do được đưa vào hoặc thực hiện các hoạt động thu gom, vận chuyển, bảo quản thủy sản có tạp chất do được đưa vào để sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, trừ vi phạm quy định tại khoản (i) nêu trên.
(iii) Phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với hành vi sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thủy sản có chất bảo quản là chất, hóa chất cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mức phạt tiền nêu trên là áp dụng với cá nhân vi phạm, trường hợp là tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền sẽ gấp đôi mức phạt của cá nhân. Như vậy, doanh nghiệp đưa tạp chất vào thủy sản có thể bị phạt đến 200 triệu đồng.
File Word các Luật nổi bật và văn bản hướng dẫn thi hành (còn hiệu lực) |
Doanh nghiệp đưa tạp chất vào thủy sản có thể bị phạt đến 200 triệu đồng (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
1.2. Căn cứ khoản 7 Điều 11 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định nêu trên, trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ khoản 8, khoản 9 Điều 11 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, ngoài việc bị xử phạt nêu trên doanh nghiệp còn bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 04 tháng đến 06 tháng đối với vi phạm quy định tại Mục 1.2 nêu trên; tịch thu tang vật; buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực phẩm hoặc buộc tiêu hủy lô hàng thủy sản không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017), truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm; khung hình phạt cao nhất đối với tội danh này lên đến 20 năm tù.