Hiện tại, tôi muốn thành lập công ty trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc thì khi làm thủ tục đăng kí có cần chứng chỉ hành nghề không hay không? – Minh Điền (Bà Rịa – Vũng Tàu).
>> Năm 2024, áp dụng Luật Phòng cháy chữa cháy nào? Có điểm gì nổi bật?
>> Luật Thương mại mới nhất năm 2024 là Luật nào? Có điểm gì cần lưu ý?
Căn cứ Điều 21 và khoản 1 Điều 33 Luật Kiến trúc 2019, công ty khi hoạt động lĩnh vực kiến trúc trong năm 2024 phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
(i) Công ty được thành lập theo quy định của pháp luật.
(ii) Có cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn về kiến trúc hoặc chủ trì thiết kế kiến trúc có chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
Cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì thiết kế kiến trúc, cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn về kiến trúc trong tổ chức hành nghề kiến trúc, kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc, trừ trường hợp quy định đối với người nước ngoài hành nghề kiến trúc tại Việt Nam
Lưu ý: Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề kiến trúc được tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc trong tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân.
(iii) Thông báo thông tin quy định tại khoản (i) và (ii) nêu trên cho cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi công ty hành nghề kiến trúc có trụ sở hoạt động chính.
Như vậy, khi bạn muốn thành lập công ty trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc thì bạn phải đáp ứng những điều kiện về thành lập doanh nghiệp và điều kiện để hoạt động trong lĩnh kiến trúc nêu trên, trong đó công ty phải có cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn về kiến trúc hoặc người chủ trì về thiết kế kiến trúc có chứng chỉ hành nghề kiến trúc theo quy định.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Chứng chỉ hành nghề khi thành lập công ty kiến trúc năm 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 32 Luật Kiến trúc 2019, quyền và nghĩa vụ của kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau:
(i) Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền sau đây:
- Thực hiện dịch vụ kiến trúc.
- Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ thiết kế kiến trúc được giao.
- Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt.
- Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư.
- Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình không đúng thiết kế kiến trúc được duyệt, không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
- Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng hợp đồng.
(ii) Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có nghĩa vụ sau đây:
- Tuân thủ Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.
- Phát triển nghề nghiệp liên tục.
- Giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng công trình.
- Thực hiện đúng cam kết với chủ đầu tư theo hợp đồng.
Căn cứ Điều 34 Luật Kiến trúc 2019, quyền và nghĩa vụ của công ty hành nghề kiến trúc bao gồm:
(i) Quyền của công ty hành nghề kiến trúc
- Thực hiện dịch vụ kiến trúc.
- Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ được giao.
- Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt.
- Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư, yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế kiến trúc và hợp đồng, yêu cầu thay đổi thiết kế kiến trúc không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
- Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình không đúng thiết kế kiến trúc được duyệt.
(ii) Nghĩa vụ của công ty hành nghề kiến trúc
- Hoạt động đúng ngành, nghề đã đăng ký.
- Thực hiện đúng hợp đồng đã giao kết với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật.
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng công việc theo hợp đồng đã giao kết, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật, tổ chức quản lý không phù hợp hoặc vi phạm hợp đồng gây thiệt hại.