Trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản 06 tháng thì vị trí kế toán của tôi đã có người thay thế (vị trí kế toán chỉ 01 người)? Tôi phải làm sao? – Ngọc Nữ (Trà Vinh).
>> Nhân viên không đi team building, công ty có được đuổi việc?
>> Nhân viên thử việc, có được thưởng Tết Âm lịch 2024?
Căn cứ theo Điều 140 Bộ luật Lao động 2019 thì lao động được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.
Như vậy, trường hợp chị trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản 06 tháng mà vị trí kế toán của chị đã có người thay thế nên công ty có trách nhiệm phải bố trí việc làm khác cho chị với mức lương không được thấp hơn mức lương mà chị được hưởng trước khi nghỉ thai sản.
Bộ luật Lao động 2019 và văn bản hướng dẫn (có hiệu lực từ 18/9/2023) |
Phải bố trí công việc cho người lao động trở lại làm việc sau khi nghỉ thai sản (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo khoản 1 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019, lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Đối với trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng trong thời gian nghỉ thai sản.
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 141 Bộ luật Lao động 2019 thì trợ cấp trong thời gian chăm sóc con ốm đau, thai sản và thực hiện các biện pháp tránh thai cấp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản - Bộ luật Lao động 2019 1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau: a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội; b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày; c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày. 2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. 3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này. |
Căn cứ khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động nam được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con như sau:
- 05 ngày làm việc với sinh thường 1 con;
- 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;
- 10 ngày làm việc với trường hợp sinh đôi, từ sinh ba thì thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc, tối đa không quá 14 ngày làm việc
- Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
- Thời gian hưởng chế độ không tính ngày lễ, tết, nghỉ hàng tuần
Như vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người lao động nam được hưởng số ngày nghỉ thai sản theo quy định.