Tổ chức đăng kiểm đường sắt phải đáp ứng những điều kiện gì đối với cơ sở vật chất, kỹ thuật? việc tập huấn nghiệp vụ đối với đăng kiểm viên đường sắt được quy định như thế nào?
>> Cách xác định mức lãi suất cho vay của công ty tài chính được quy định như thế nào?
>> Trường hợp được thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng?
Căn cứ Điều 11 và Điều 12 Thông tư 19/2018/TT-BGTVT (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 và Điều 2 Thông tư 08/2024/TT-BGTVT).
(i) Điều kiện đối với Trụ sở làm việc của tổ chức đăng kiểm đường sắt
Tổ chức đăng kiểm đường sắt phải có văn phòng làm việc và phòng lưu trữ hồ sơ.
(ii) Điều kiện đối với trang thiết bị kỹ thuật của tổ chức đăng kiểm đường sắt: Ngoài các trang thiết bị văn phòng thông thường, tổ chức đăng kiểm đường sắt phải có tối thiểu trang thiết bị kiểm tra phục vụ đăng kiểm đường sắt, bao gồm:
- Dụng cụ đo kích thước (dụng cụ đo kích thước bánh xe, pan me, thước cặp, thước đo các loại).
- Thiết bị kiểm tra nhiệt độ.
- Thiết bị kiểm tra cách điện.
- Thiết bị kiểm tra lưu lượng gió.
- Thiết bị kiểm tra chiều dày vật liệu.
- Thiết bị kiểm tra độ ồn.
- Thiết bị kiểm tra cường độ sáng.
- Thiết bị thử hãm đơn xa.
Lưu ý: Việc kiểm định, hiệu chuẩn trang thiết bị kiểm tra phục vụ đăng kiểm đường sắt thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Điều kiện về cơ sở vật chất đối với tổ chức đăng kiểm đường sắt (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 9 Thông tư 19/2018/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 08/2024/TT-BGTVT), chương trình tập huấn nghiệp vụ được quy định như sau:
(i) Chương trình tập huấn nghiệp vụ đối với đăng kiểm viên đường sắt bao gồm:
- Các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan.
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
- Các quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ đăng kiểm liên quan đến nhiệm vụ được giao;
- Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
(ii) Chương trình tập huấn nghiệp vụ đối với đăng kiểm viên đường sắt bậc cao bao gồm các quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ đăng kiểm liên quan đến nhiệm vụ được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư 19/2018/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 08/2024/TT-BGTVT).
(iii) Căn cứ vào nội dung chương trình tập huấn nghiệp vụ đối với đăng kiểm viên đường sắt và đăng kiểm viên đường sắt bậc cao theo các nội dung quy định tại khoản (i) và khoản (ii) nêu trên, cục Đăng kiểm Việt Nam:
- Ban hành chương trình, tài liệu tập huấn nghiệp vụ.
- Tổ chức thực hiện tập huấn nghiệp vụ.
- Ban hành Quyết định công nhận đã hoàn thành khóa tập huấn nghiệp vụ.
Căn cứ Điều 4 Thông tư 19/2018/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 08/2024/TT-BGTVT), tiêu chuẩn của đăng kiểm viên đường sắt được quy định như sau:
(i) Đối với đăng kiểm viên đường sắt.
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
- Hoàn thành khóa tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt.
- Có thời gian thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt tối thiểu 12 tháng. Trường hợp có thời gian làm việc liên quan đến quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa, sản xuất, lắp ráp phương tiện giao thông đường sắt cộng dồn tối thiểu 36 tháng (căn cứ theo hợp đồng lao động và hồ sơ bảo hiểm xã hội) thì thời gian thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt tối thiểu 06 tháng.
(ii) Đối với đăng kiểm viên đường sắt bậc cao.
- Có thời gian giữ hạng đăng kiểm viên đường sắt tối thiểu 05 năm.
- Hoàn thành khóa tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên đường sắt bậc cao.