Mình hỏi về vấn đề bảo hiểm thai sản. Mình có công ty, em chồng mình đang có bầu 1,5 tháng (trước đó bạn ấy đã từng đóng bảo hiểm ở công ty khác từ tháng 9/2019 đến tháng 5/2020), bạn ấy làm công ty trước đóng bảo hiểm với mức lương là 9tr, bây giờ chuyển qua công ty mình đóng với mực lương 15tr được không?
>> Mức hưởng trợ cấp một lần khi bị TNLĐ, BNN
>> Thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ hằng năm
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Theo quy định của pháp luật, tiền lương tháng ghi trong hợp đồng lao động là mức căn cứ để đóng các loại bảo hiểm bắt buộc, bao gồm: bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ, BNN).
Tiền lương của người lao động được cấu thành bởi 03 thành tố và được biểu thị bằng công thức dưới đây:
Tiền lương = Mức lương + Phụ cấp lương + Các khoản bổ sung khác
Lưu ý:
- Mức tiền lương tháng thấp nhất để đóng BHXH không được thấp hơn mức tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
- Người lao động đã qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động được doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
- Trường hợp tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT bằng 20 lần mức lương cơ sở.
- Trường hợp mức tiền lương tháng đóng BHTN cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng - xem chi tiết tại công việc "Mức lương tối thiểu theo vùng".
Do đó, khi chuyển sang công ty chị, em chồng của chị có thể đóng các loại bảo hiểm nêu trên với mức lương 15 triệu/tháng (và các khoản phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác (nếu có)).
Chị có thể tham khảo thêm chi tiết tại các công việc:
- Tiền lương tháng tính đóng các loại bảo hiểm.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP về vấn đề trên.
Trân trọng!