Thiết quân luật là gì? Tỷ giá Won hôm nay là bao nhiêu? Các biện pháp đặc biệt nào được áp dụng trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật?
>> CIF là gì? Hợp đồng ngoại thương là gì?
>> Điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật Quốc phòng 2018 của Việt Nam, quy định Thiết quân luật là biện pháp quản lý nhà nước đặc biệt có thời hạn do Quân đội thực hiện.
Như vậy, có thể hiểu thiết quân luật Hàn Quốc là một biện pháp được áp dụng trong các tình huống khẩn cấp, khi chính phủ quyết định giao quyền lực cho quân đội để duy trì trật tự và an ninh. Biện pháp này thường được sử dụng trong các thời điểm khủng hoảng chính trị, xã hội hoặc thiên tai, giúp kiểm soát tình hình và bảo vệ an ninh quốc gia.
Ngày 03/12/2024, đồng Won đã giảm mạnh so với đồng USD ngay sau khi Tổng thống Hàn Quốc ban bố thiết quân luật khẩn cấp.
Hiện nay ngày 04/12/2024, 1 Won Hàn Quốc = 17,95 VND.
Sở dĩ, thiết quân luật Hàn Quốc ảnh hưởng đến giá trị của đồng won (KRW) do tác động của các yếu tố kinh tế và thị trường, cụ thể:
- Thiết quân luật thường gắn liền với bất ổn chính trị hoặc xã hội, làm tăng rủi ro trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. Khi niềm tin sụt giảm, các nhà đầu tư sẽ rút vốn khỏi Hàn Quốc, làm tăng áp lực bán đồng won.
- Các nhà đầu tư có xu hướng chuyển tài sản sang các kênh an toàn hơn, như USD hoặc vàng, khiến đồng won giảm giá trị so với các ngoại tệ khác.
- Thiết quân luật làm biến động thị trường tài chính, suy giảm giá trị đồng tiền nội tệ. Khi bất ổn xảy ra, giao dịch trên thị trường ngoại hối thường trở nên không ổn định. Các nhà giao dịch thường phản ứng bằng cách bán tháo đồng won, khiến giá trị của nó giảm sút.
Lưu ý: Nội dung "Thiết quân luật là gì? Tỷ giá Won hôm nay là bao nhiêu?" chỉ mang tính chất tham khảo.
Thiết quân luật là gì? Tỷ giá Won hôm nay là bao nhiêu? (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 6 Điều 21 Luật Quốc phòng 2018, quy định các biện pháp được áp dụng trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật như sau:
- Cấm hoặc hạn chế người, phương tiện đi lại; đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại các nơi công cộng.
- Cấm biểu tình, đình công, bãi thị, bãi khóa, tụ tập đông người.
- Bắt giữ hoặc cưỡng chế cá nhân, tổ chức có hoạt động xâm hại đến quốc phòng, an ninh phải rời khỏi hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc một khu vực nhất định.
- Huy động người, phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Quản lý đặc biệt đối với các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ; kiểm soát chặt chẽ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phương tiện thông tin, hoạt động báo chí, xuất bản, cơ sở in, sao chụp, việc thu thập, sử dụng thông tin.
Lưu ý: Mọi hoạt động tại địa phương thiết quân luật phải tuân thủ lệnh thiết quân luật và các biện pháp đặc biệt (theo khoản 7 Điều 21 Luật Quốc phòng 2018).
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13), những công cụ giao dịch bao gồm:
- Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (hay còn gọi là ngoại tệ).
- Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm: séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác.
- Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác.
- Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ quốc gia.
- Đồng tiền của quốc gia trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ đất nước hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.