Chào PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP: Hiện nay pháp luật chỉ quy định về hóa đơn bất hợp pháp, vậy cho tôi hỏi hóa đơn như thế nào thì được xem là hóa đơn hợp pháp? Cảm ơn
>> Thay đổi vốn điều lệ có cần nộp lại hồ sơ khai lệ phí môn bài không?
>> Người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh có phải chung sổ hộ khẩu không?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau
Theo Điều 22 Thông tư 39/2014/TT-BTC, việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp được quy định như sau:
Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.
- Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.
- Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư này, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.
- Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).
Theo đó, có thể hiểu hóa đơn hợp pháp là:
- Không nằm trong các quy định về sử dụng hóa đơn bất hợp pháp nêu trên.
- Nếu là hóa đơn GTGT (tự in, đặt in, điện tử) phải Thông báo phát hành trước khi sử dụng.
- Nếu là hóa đơn bán hàng (hóa đơn trực tiếp) phải mua ở Chi cục thuế, Cục thuế.
Ví dụ: Công ty A mua hàng của Công ty B và được Công ty B xuất hóa đơn GTGT, cung cấp hợp đồng, biên bản bàn giao hàng hóa, phiếu xuất ...(đầy đủ). Nhưng Công ty B nợ Thuế (hay vì lý do nào đó) bị Cơ quan thuế đóng Mã số thuế -> Đây là hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP về vấn đề trên.
Trân trọng!