Có cần lập Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh khi tăng tổng mức đầu tư so với báo cáo kinh tế kỹ thuật không? Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án như thế nào?
>> Công ty TNHH có được mua lại doanh nghiệp tư nhân hay không?
>> Công đoàn cơ sở mua bánh trung thu cho đoàn viên công đoàn có phải đấu thầu?
Căn cứ khoản 5 Điều 19 Nghị định 15/2021/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP), về việc điều chỉnh dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng khi tăng tổng mức đầu tư do người quyết định đầu tư xem xét quyết định và được quy định cụ thể như sau:
(i) Trường hợp điều chỉnh làm tăng tổng mức đầu tư xây dựng vượt quá 10% mức quy định được lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo quy định tại điểm b, c khoản 3 Điều 5 Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng điều chỉnh và việc thẩm định điều chỉnh thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 19 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Trường hợp chỉ điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng mà không điều chỉnh thiết kế xây dựng thì không yêu cầu lập thiết kế cơ sở mà được sử dụng thiết kế bản vẽ thi công trong Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng điều chỉnh và triển khai các bước tiếp theo.
(ii) Trường hợp chỉ điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công và không làm thay đổi các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, không thuộc trường hợp quy định tại khoản (i) Mục này, sau khi được người quyết định đầu tư cho phép điều chỉnh dự án, chủ đầu tư thực hiện thẩm định và phê duyệt các nội dung điều chỉnh.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
[TIỆN ÍCH] Tra cứu Công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP |
File word Luật Đầu tư và văn bản hướng dẫn còn hiệu lực năm 2024 |
Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh khi tăng tổng mức đầu tư
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 23 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án được quy định như sau:
(i) Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực để tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Trường hợp không đủ điều kiện thực hiện, chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định 15/2021/NĐ-CP để tham gia quản lý dự án.
(ii) Giám đốc quản lý dự án phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 73 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, trừ trường hợp thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
(iii) Cá nhân tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm theo quyết định của chủ đầu tư và phải có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu công việc đảm nhận.
Căn cứ Điều 24 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, quy định về thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:
(i) Tổ chức tư vấn quản lý dự án có thể đảm nhận thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư.
(ii) Tổ chức tư vấn quản lý dự án được lựa chọn phải có văn bản thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện và bộ máy trực tiếp quản lý dự án gửi chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan.
(iii) Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn quản lý dự án, xử lý các vấn đề có liên quan giữa tổ chức tư vấn quản lý dự án với các nhà thầu và chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án.
(iv) Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu đối với dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về đấu thầu.