Hiện nay, tôi vẫn nghe nhiều người nhắc đến thuế má. Vậy thuế má là gì? Nguồn gốc của từ thuế má bắt đầu từ đâu? Mong được giải đáp cụ thể về vấn đề này! – Cẩm Hoa (Hải Dương).
>> Tìm các tin tức về thuế ở đâu? Đặc biệt là các chính sách mới về thuế?
>> Thông tư 78 về hóa đơn điện tử là văn bản nào? Có hiệu lực khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019, thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.
Thuế má là một từ ghép, trong đó Thuế là từ mượn Hán Việt, còn Má là từ Thuần Việt.
Chữ thuế là từ mượn Hán Việt với lối hán tự là 稅 bao gồm chữ Hòa 禾 nghĩa là lúa và chữ đoái 兌 nghĩa là chi trả. Lối chiết tự như trên đi từ lịch sử của Thuế ở các quốc gia có truyền thống nông nghiệp của văn minh Hoa Hạ: vốn là số lúa mà người nông dân phải nộp lên cho chính quyền, được tính theo tỷ lệ phần trăm thóc lúa thu hoạch được trên một diện tích ruộng nhất định. Sau này, cùng với sự phát triển của công, thương nghiệp và phát minh tiền đồng, “thuế” không chỉ giới hạn là khoản lúa phải đóng (bởi nông dân/điền chủ) mà mở rộng ra đối với tiền tệ (đóng bởi thương nhân và các thành phần xã hội khác).
Theo Đại Nam Quấc âm tự vị, Má với bộ hòa 禾 đằng trước có nghĩa là lúa thóc nói chung. Lối ký âm này phù hợp với nghĩa bản địa của âm “má” – cây lúa. Xét từ bản chất và lịch sử của thuế, tác giả cho rằng ký âm nôm với bộ hòa này hợp lý hơn cả so với lối viết với bộ nhân theo từ điển Hán - Nôm khi đặt chung với từ thuế.
File word Luật Thuế thu nhập cá nhân và văn bản hướng dẫn (Cập nhật ngày 27/9/2022) |
Nguồn gốc của từ thuế má (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Như vậy, thuế má có thể được viết là 稅 với nghĩa ban đầu là khoản thuế nộp bằng thóc lúa. Ngày nay, cụm từ này được dùng trong đời sống thông dụng cùng hàm nghĩa với thuế, hay thuế khóa.
Điều 9. Quản lý rủi ro trong quản lý thuế - Luật Quản lý thuế 2019 1. Cơ quan thuế áp dụng quản lý rủi ro trong đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, hoàn thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quản lý và sử dụng hóa đơn, chứng từ và các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế. 2. Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong khai thuế, hoàn thuế, không thu thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế và các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế. 3. Áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế gồm nghiệp vụ thu thập, xử lý thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng tiêu chí quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý thuế phù hợp. 4. Đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế được quy định như sau: a) Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế được thực hiện dựa trên hệ thống các tiêu chí, thông tin về lịch sử quá trình hoạt động của người nộp thuế, quá trình tuân thủ pháp luật và mối quan hệ hợp tác với cơ quan quản lý thuế trong việc thực hiện pháp luật về thuế và mức độ vi phạm pháp luật về thuế; b) Phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế được thực hiện dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Trong quá trình phân loại mức độ rủi ro, cơ quan quản lý thuế xem xét các nội dung có liên quan, gồm thông tin về dấu hiệu rủi ro; dấu hiệu, hành vi vi phạm trong quản lý thuế; thông tin về kết quả hoạt động nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế, cơ quan khác có liên quan theo quy định của Luật này; c) Cơ quan quản lý thuế sử dụng kết quả đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và kết quả phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế để áp dụng các biện pháp quản lý thuế phù hợp. 5. Cơ quan quản lý thuế ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin để tự động tích hợp, xử lý dữ liệu phục vụ việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế. 6. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tiêu chí đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, phân loại mức độ rủi ro và việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế. |