Tài liệu kế toán nào phải lưu trữ tối thiểu 05 năm? Thời điểm tính thời hạn lưu trữ kế toán được quy định như thế nào? Loại tài liệu kế toán nào phải lưu trữ?
>> Chuẩn mực Kế toán Quốc tế là gì? Một số chuẩn mực Kế toán Quốc tế nổi bật là gì?
>> Hóa đơn có phải là chứng từ kế toán không?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 174/2016/NĐ-CP, tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 05 năm bao gồm:
(i) Chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính như phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho không lưu trong tập tài liệu kế toán của bộ phận kế toán.
(ii) Tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán không trực tiếp ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
(iii) Trường hợp tài liệu kế toán quy định tại khoản (i), khoản (ii) mà pháp luật khác quy định phải lưu trữ trên 5 năm thì thực hiện lưu trữ theo quy định đó.
Như vậy, các tài liệu kế toán trên phải lưu trữ tối thiểu 05 năm.
File word Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành mới nhất năm 2024 |
Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 05 năm (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 15 Nghị định 174/2016/NĐ-CP, quy định thời điểm tính thời hạn lưu trữ kế toán như sau:
(i) Thời điểm tính thời hạn lưu trữ đối với tài liệu kế toán quy định tại Mục 1, khoản 1, 2, 7 Điều 13 và Điều 14 Nghị định 174/2024/NĐ-CP, được tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
(ii) Thời điểm tính thời hạn lưu trữ đối với các tài liệu kế toán quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 174/2024/NĐ-CP được tính từ ngày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành được duyệt.
(iii) Thời điểm tính thời hạn lưu trữ đối với tài liệu kế toán liên quan đến thành lập đơn vị tính từ ngày thành lập.
- Tài liệu kế toán liên quan đến chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình được tính từ ngày chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình.
- Tài liệu kế toán liên quan đến giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, kết thúc dự án được tính từ ngày hoàn thành thủ tục giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, kết thúc dự án.
- Tài liệu kế toán liên quan đến hồ sơ kiểm toán, thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền tính từ ngày có báo cáo kiểm toán hoặc kết luận thanh tra, kiểm tra.
Căn cứ Điều 8 Nghị định 174/2016/NĐ-CP, quy định loại tài liệu kế toán phải lưu trữ bao gồm:
(i) Chứng từ kế toán.
(ii) Sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp.
(iii) Báo cáo tài chính; báo cáo quyết toán ngân sách; báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách.
(iv) Tài liệu khác có liên quan đến kế toán bao gồm các loại hợp đồng.
- Báo cáo kế toán quản trị.
- Hồ sơ, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, dự án quan trọng quốc gia.
- Báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản.
- Các tài liệu liên quan đến kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán.
- Biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán.
- Quyết định bổ sung vốn từ lợi nhuận, phân phối các quỹ từ lợi nhuận.
- Các tài liệu liên quan đến giải thể, phá sản, chia, tách, hợp nhất sáp nhập, chấm dứt hoạt động, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc chuyển đổi đơn vị.
- Tài liệu liên quan đến tiếp nhận và sử dụng kinh phí, vốn, quỹ.
- Tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí và nghĩa vụ khác đối với Nhà nước và các tài liệu khác.
|