Có thể hiểu chuẩn mực Kế toán Quốc tế là gì? Một số chuẩn mực Kế toán Quốc tế nổi bật là gì? Pháp luật hiện hành quy định về lập và lưu trữ chứng từ kế toán như thế nào?
>> Hóa đơn có phải là chứng từ kế toán không?
>> Ai có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu chứng từ kế toán?
Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS (International Accounting Standards) là một hệ thống các quy định và hướng dẫn bao gồm những tiêu chuẩn, nguyên tắc và khung khổ trong phương pháp kế toán.
Một số chuẩn mực IAS nổi bật gồm:
IAS 1 - Trình bày Báo cáo Tài chính: Quy định về cách thức trình bày các báo cáo tài chính, bao gồm Báo cáo Lãi/Lỗ, Báo cáo Lưu chuyển Tiền tệ, và Bảng Cân đối Kế toán.
IAS 2 - Hàng tồn kho: Quy định về cách thức xác định giá trị và phương pháp kế toán cho hàng tồn kho.
IAS 7 - Báo cáo Lưu chuyển Tiền tệ: Yêu cầu các doanh nghiệp phải cung cấp báo cáo về lưu chuyển tiền tệ trong một kỳ báo cáo, giúp người sử dụng báo cáo hiểu rõ hơn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
IAS 12 - Thuế thu nhập: Quy định về cách thức kế toán và trình bày thuế thu nhập, bao gồm thuế thu nhập hiện tại và thuế thu nhập hoãn lại.
IAS 16 - Tài sản Cố định Hữu hình: Quy định về cách thức ghi nhận, đánh giá và trình bày tài sản cố định hữu hình, bao gồm đất đai, nhà cửa, máy móc thiết bị.
IAS 17 - Thuê tài sản: Quy định cách thức phân loại và ghi nhận các hợp đồng thuê tài sản.
IAS 18 - Doanh thu: Quy định cách thức ghi nhận doanh thu từ bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, và các giao dịch tài chính khác.
IAS 36 - Giảm giá tài sản: Quy định về cách xác định và kế toán cho sự giảm giá tài sản (impairment).
Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
File word Luật Quản lý thuế và văn bản hướng dẫn đang còn hiệu lực năm 2024 |
Chuẩn mực Kế toán Quốc tế là gì; Một số chuẩn mực Kế toán Quốc tế nổi bật là gì
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ theo Điều 18 Luật Kế toán 2015, lập và lưu trữ chứng từ kế toán được quy định cụ thể như sau:
(i) Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán phải lập chứng từ kế toán.
- Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
(ii) Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu.
- Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có mẫu thì đơn vị kế toán được tự lập chứng từ kế toán nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 16 Luật Kế toán 2015.
(iii) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo.
- Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán.
- Khi viết sai chứng từ kế toán thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.
(iv) Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định.
- Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau.
(v) Người lập, người duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.
(vi) Chứng từ kế toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử phải tuân theo quy định tại Điều 17 Luật Kế toán 2015, khoản (i) và khoản (ii) Mục này.
- Chứng từ điện tử được in ra giấy và lưu trữ theo quy định tại Điều 41 Luật Kế toán 2015.
- Trường hợp không in ra giấy mà thực hiện lưu trữ trên các phương tiện điện tử thì phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.
Quý khách hàng xem thêm >> Kế toán nhập khẩu hàng hóa có vai trò gì trong doanh nghiệp?