Hiện nay đối với Tài khoản 461 (phải trả người lao động) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô, được quy định thế nào? – Thanh Thảo (Nghệ An).
>> Tài khoản 466 (nguồn kinh phí dự án) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô, được quy định thế nào?
>> Tài khoản 462 (phải trả khác) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô, được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Thông tư 05/2019/TT-BTC, nguyên tắc kế toán của Tài khoản 461 - Phải trả cho người lao động áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô được quy định như sau:
Tài khoản 461 dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của tổ chức tài chính vi mô về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.
Danh sách những Thông tư hướng dẫn kế toán đang còn hiệu lực |
Tài khoản 461 (phải trả người lao động) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô, được quy định thế nào?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Thông tư 05/2019/TT-BTC, kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 461 - Phải trả cho người lao động áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô được quy định như sau:
Bên Nợ:
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động.
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.
Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động.
Số dư bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động cuối kỳ.
Trong trường hợp cá biệt, tài khoản 461 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động.
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 174/2016/NĐ-CP, các tài liệu kế toán lưu trữ trên phương diện điện tử bao gồm:
Điều 10. Tài liệu kế toán lưu trữ trên phương tiện điện tử - Nghị định 174/2016/NĐ-CP 1. Chứng từ kế toán và sổ kế toán của các đơn vị kế toán trước khi đưa vào lưu trữ phải được in ra giấy để lưu trữ theo quy định trừ trường hợp đơn vị lựa chọn lưu trữ trên phương tiện điện tử. Việc lưu trữ tài liệu kế toán trên phương tiện điện tử phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải đảm bảo tra cứu được trong thời hạn lưu trữ. Các đơn vị trong lĩnh vực kế toán nhà nước (trừ đơn vị thu, chi ngân sách nhà nước các cấp) nếu lựa chọn lưu trữ tài liệu kế toán trên phương tiện điện tử thì vẫn phải in sổ kế toán tổng hợp ra giấy và ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) để lưu trữ theo quy định. Việc in ra giấy chứng từ kế toán, sổ kế toán chi tiết và các tài liệu kế toán khác do người đại diện theo pháp luật của đơn vị quyết định. Các đơn vị thu, chi ngân sách nhà nước các cấp thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 2. Khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra, giám sát và kiểm toán theo quy định, đơn vị kế toán phải có trách nhiệm in ra giấy các tài liệu kế toán lưu trữ trên phương tiện điện tử, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật hoặc kế toán trưởng (phụ trách kế toán) và đóng dấu (nếu có) để cung cấp theo thời hạn yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. |