Đối với tài khoản 420 (tiền gửi của khách hàng) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào? – Minh Anh (Kiên Giang).
>> Tài khoản 391 (lãi và phí phải thu) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô, được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Thông tư 05/2019/TT-BTC, nguyên tắc kế toán của Tài khoản 420 – Tiền gửi của khách hàng áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô được quy định như sau:
- Tài khoản 420 dùng để phản ánh số tiền gửi tại tổ chức vi mô bao gồm tiền gửi tiết kiệm bắt buộc và tiền gửi tiết kiệm tự nguyện của các khách hàng tài chính vi mô và khách hàng khác.
- Tổ chức tài chính vi mô phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản tiền gửi theo từng khách hàng, kỳ hạn,...
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Tài khoản 420 (tiền gửi của khách hàng) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô, được quy định thế nào?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Thông tư 05/2019/TT-BTC, kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 420 – Tiền gửi của khách hàng áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô được quy định như sau:
Bên Nợ:
Số tiền khách hàng rút ra.
Bên Có:
- Số tiền khách hàng gửi vào.
- Số tiền lãi nhập gốc tiền gửi của khách hàng.
Số dư Có:
Phản ánh số tiền của khách hàng đang gửi tại tổ chức tài chính vi mô cuối kỳ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 174/2016/NĐ-CP, kế toán trưởng, phụ trách kế toán phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
Điều 21. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng, phụ trách kế toán - Nghị định 174/2016/NĐ-CP 1. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn quy định tại điểm a, c, d khoản 1 Điều 54 Luật kế toán và không thuộc các trường hợp không được làm kế toán theo quy định tại Điều 19 Nghị định này. Bộ Tài chính quy định về việc tổ chức, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ kế toán trưởng. 2. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán sau đây phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên, bao gồm: a) Cơ quan có nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước các cấp; b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan thuộc Quốc hội, cơ quan khác của nhà nước ở trung ương và các đơn vị kế toán trực thuộc các cơ quan này; c) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; d) Cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tương đương; các cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc các cơ quan này; đ) Cơ quan trung ương tổ chức theo ngành dọc đặt tại tỉnh; e) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cấp trung ương, cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước; g) Ban quản lý dự án đầu tư có tổ chức bộ máy kế toán riêng, có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc dự án nhóm A và dự án quan trọng quốc gia; h) Đơn vị dự toán cấp 1 thuộc ngân sách cấp huyện; i) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều này; k) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên; l) Chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. 3. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán sau đây phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên, bao gồm: a) Cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có tổ chức bộ máy kế toán (trừ các đơn vị dự toán cấp 1 thuộc ngân sách cấp huyện); b) Cơ quan trung ương tổ chức theo ngành dọc đặt tại cấp huyện, cơ quan của tỉnh đặt tại cấp huyện; c) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cấp huyện có sử dụng ngân sách nhà nước; d) Ban quản lý dự án đầu tư có tổ chức bộ máy kế toán riêng, có sử dụng ngân sách nhà nước trừ các trường hợp quy định tại điểm g khoản 2 Điều này; đ) Đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn; e) Đơn vị sự nghiệp công lập ngoài các đơn vị quy định tại điểm c khoản 2 Điều này; g) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam không có vốn nhà nước, có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng; h) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng. 4. Đối với các tổ chức, đơn vị khác ngoài các đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, tiêu chuẩn về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của kế toán trưởng, phụ trách kế toán do người đại diện theo pháp luật của đơn vị quyết định phù hợp với quy định của Luật kế toán và các quy định khác của pháp luật liên quan. 5. Đối với kế toán trưởng, phụ trách kế toán của công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nước hoặc là doanh nghiệp có vốn nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ phải có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 05 năm. 6. Tiêu chuẩn, điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ của kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định. |