PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP cho tôi hỏi: Công ty có quyền sa thải NLĐ khi vi phạm pháp luật, tuy nhiên, khi công ty sa thải trái luật thì có phải chịu trách nhiệm gì không? Xin cảm ơn!!
>> Có thể làm người đại diện pháp luật của nhiều công ty không?
>> Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt như thế nào khi chậm trả lương?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Căn cứ Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP, xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải được coi là hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau:
Bên cạnh đó, trường hợp người sử dụng lao động có hành vi sa thải trái pháp luật, để xác định được hành vi đó cần xem xét hành vi này có đủ yếu tố cấu thành Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật quy định tại Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 hay không.
Điều 162. Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;
b) Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;
c) Cưỡng ép, đe dọa buộc công chức, viên chức, người lao động phải thôi việc.
Theo như quy định trên, người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện hành vi sa thải người lao động, gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý hình sự với hình thức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Ngoài ra, nếu hành vi sa thải này được thực hiện vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác và gây hậu quả nghiêm trọng thì mới bị xử lý hình sự.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP về vấn đề trên.
Trân trọng!