Cho tôi hỏi, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ hàng hóa của khách hàng hay không? Pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào? – Xuân Sách (Hà Nội).
>> Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics năm 2023?
>> Năm 2023, việc bảo đảm dự thầu, lựa chọn nhà thầu theo Luật Thương mại như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 239 Luật Thương mại 2005 có quy định:
Điều 239. Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá
1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ một số lượng hàng hoá nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hoá đó để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng.
…
Như vậy, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ một số lượng hàng hóa nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hóa đó với điều kiện:
- Khách hàng nợ tiền đã đến kỳ hạn phải trả;
- Việc cầm giữ nhằm mục đích đòi tiền nợ của khách hàng;
- Phải thông bao ngay bằng văn bản cho khách hàng.
Toàn văn File word Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn mới nhất |
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics năm 2023 khi cầm giữ hàng hóa (Ảnh minh họa)
Theo quy định tại khoản 2 Điều 239 Luật Thương mại 2005, sau thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ hàng hoá hoặc chứng từ liên quan đến hàng hoá, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá hoặc chứng từ đó theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp hàng hoá có dấu hiệu bị hư hỏng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá ngay khi có bất kỳ khoản nợ đến hạn nào của khách hàng.
Lưu ý với quyền định đoạt khi cầm giữ hàng hóa của khách hàng:
- Trước khi định đoạt hàng hoá, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải thông báo ngay cho khách hàng biết về việc định đoạt hàng hoá đó (khoản 3 Điều 239 Luật Thương mại 2005).
- Mọi chi phí cầm giữ, định đoạt hàng hoá do khách hàng chịu (khoản 4 Điều 239 Luật Thương mại 2005).
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 5 Điều 239 Luật Thương mại 2005, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được sử dụng số tiền thu được từ việc định đoạt hàng hoá để thanh toán các khoản mà khách hàng nợ mình và các chi phí có liên quan;
Nếu số tiền thu được từ việc định đoạt vượt quá giá trị các khoản nợ thì số tiền vượt quá phải được trả lại cho khách hàng. Kể từ thời điểm đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá hoặc chứng từ đã được định đoạt.
Khi chưa thực hiện quyền định đoạt hàng hoá theo quy định tại Mục 2 nêu trên, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thực hiện quyền cầm giữ hàng hoá có các nghĩa vụ được quy định tại Điều 240 Luật Thương mại 2005 sau đây:
(1) Bảo quản, giữ gìn hàng hoá;
(2) Không được sử dụng hàng hoá nếu không được bên có hàng hoá bị cầm giữ đồng ý;
(3) Trả lại hàng hoá khi các điều kiện cầm giữ, định đoạt hàng hoá tại Mục 1 nêu trên không còn;
(4) Bồi thường thiệt hại cho bên có hàng hoá bị cầm giữ nếu làm mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá cầm giữ.
>> Xem thêm bài viết:
>> Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics năm 2023?
>> Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics năm 2023 như thế nào?
>> Những lưu ý cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistic
>> Quyền và nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá hàng hóa năm 2023?
>> Hình thức, phương thức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ năm 2023 theo Luật Thương mại