Trong một vụ việc phòng vệ thương mại, bên yêu cầu và bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có quyền và nghĩa vụ nào? – Thiên Nhân (Bình Định).
>> Các trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ năm 2023?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 10/2018/NĐ-CP, bên yêu cầu và bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có các quyền sau đây:
- Tiếp cận các thông tin mà các bên liên quan khác cung cấp cho Cơ quan điều tra, trừ những thông tin được bảo mật sau: Bí mật quốc gia và bí mật khác theo quy định của pháp luật; thông tin mà bên cung cấp cho là mật và được Cơ quan điều tra chấp nhận đề nghị bảo mật thông tin.
- Gửi ý kiến về các dự thảo kết luận sơ bộ, kết luận cuối cùng, kết luận rà soát, kết luận điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại trong thời hạn 07 ngày tính từ ngày Cơ quan điều tra gửi dự thảo để lấy ý kiến.
- Kiến nghị Cơ quan điều tra gia hạn thời hạn cung cấp thông tin, gia hạn thời hạn trả lời bản câu hỏi điều tra.
- Yêu cầu bảo mật thông tin theo quy định tại Điều 11 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.
- Tham gia phiên tham vấn và trình bày quan điểm, cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc phòng vệ thương mại.
- Ủy quyền cho bên khác thay mặt mình tham gia quá trình giải quyết vụ việc phòng vệ thương mại.
- Yêu cầu Cơ quan điều tra tổ chức phiên tham vấn riêng các bên liên quan trong quá trình điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, rà soát biện pháp phòng vệ thương mại, điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại với điều kiện việc tham vấn này không ảnh hưởng tới thời hạn điều tra, rà soát vụ việc. Yêu cầu này phải được lập thành văn bản.
- Khiếu nại, khởi kiện các quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương theo quy định pháp luật về khiếu nại, khởi kiện của Việt Nam.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 10/2018/NĐ-CP, bên yêu cầu và bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có các nghĩa vụ sau đây:
- Cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời những chứng cứ, thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến yêu cầu của mình.
- Cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời những chứng cứ, thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Cơ quan điều tra.
- Thi hành các quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong vụ việc phòng vệ thương mại năm 2023 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Các bên liên quan theo quy định tại Điều 74 Luật Quản lý ngoại thương 2017 không phải là Bên yêu cầu hoặc Bên bị yêu cầu trong vụ việc phòng vệ thương mại có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
- Cung cấp thông tin trung thực và tài liệu cần thiết liên quan đến vụ việc điều tra phòng vệ thương mại theo quan điểm của mình hoặc theo yêu cầu của Cơ quan điều tra.
- Yêu cầu Cơ quan điều tra bảo mật thông tin theo quy định tại Điều 11 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.
- Tiếp cận thông tin về vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của Cơ quan điều tra, trừ những thông tin được bảo mật bao gồm: Bí mật quốc gia và bí mật khác theo quy định của pháp luật; thông tin mà bên cung cấp cho là mật và được Cơ quan điều tra chấp nhận đề nghị bảo mật thông tin.
- Tham gia phiên tham vấn và trình bày quan điểm, cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc phòng vệ thương mại.
Lưu ý: Các bên liên quan không phải nộp phí tham gia giải quyết vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.
Căn cứ Điều 10 Nghị định 10/2018/NĐ-CP, các việc bên liên quan không hợp tác trong vụ việc phòng vệ thương mại thì xử lý như sau:
- Bất kỳ bên liên quan nào từ chối tham gia vụ việc hoặc không cung cấp chứng cứ cần thiết hoặc gây cản trở đáng kể tới việc hoàn thành việc điều tra thì kết luận sơ bộ, kết luận cuối cùng đối với bên liên quan đó sẽ dựa trên cơ sở các thông tin sẵn có.
- Bất kỳ bên liên quan nào cung cấp các chứng cứ không chính xác hoặc gây nhầm lẫn thì các chứng cứ đó sẽ không được xem xét và kết luận sơ bộ, kết luận cuối cùng đối với bên liên quan đó sẽ được dựa trên cơ sở các thông tin sẵn có.
- Các bên liên quan không hợp tác trong hai (02) trường hợp nêu trên không được xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo quy định tại Điều 7 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.
>> Xem thêm các biện pháp phòng vệ thương mại tại các bài viết sau:
>> Thuế tự vệ năm 2023 được quy định thế nào?