Cho tôi hỏi năm 2023, Luật Sở hữu trí tuệ quy định như thế nào về quyền tài sản của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả? – Thanh Bình (Khánh Hòa).
>> Làm thế nào để đề nghị công nhận dòng, giống vật nuôi mới?
>> Đối tượng nào được đăng ký sở hữu công nghiệp từ ngày 01/01/2023?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (sửa đổi, bổ sung Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005) thì quyền tài sản bao gồm:
(1) Làm tác phẩm phái sinh;
(2) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm;
(3) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp (i) Mục 3 bên dưới;
(4) Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp (ii) Mục 3 bên dưới;
(5) Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn;
(6) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, trừ trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc cho thuê.
Toàn văn file word Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành |
Quy định về quyền tài sản theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2023 (Ảnh minh họa)
Căn cứ theo khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (sửa đổi, bổ sung Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005) thì các quyền tại Mục 1 nêu trên do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022).
Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tại Mục 1 nêu trên và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp nêu tại Mục 3 bên dưới, các Điều 25, 25a, 26, 32 và 33 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022).
Trường hợp làm tác phẩm phái sinh mà ảnh hưởng đến quyền nhân thân quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) còn phải được sự đồng ý bằng văn bản của tác giả.
Chủ sở hữu quyền tác giả không có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hành vi được quy định tại khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (sửa đổi, bổ sung Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005) sau đây:
(i) Sao chép tác phẩm chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005; sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoạt động của các thiết bị để truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba thông qua trung gian hoặc sử dụng hợp pháp tác phẩm, không có mục đích kinh tế độc lập và bản sao bị tự động xóa bỏ, không có khả năng phục hồi lại;
(ii) Phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản gốc, bản sao tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối.
>> Xem thêm công việc:
>> Đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan