Theo quy định pháp luật, công ty kiến trúc có trách nhiệm giám sát tác giả hay không? Nếu có, quyền và nghĩa vụ của công ty kiến trúc trong quá trình giám sát tác giả như thế nào?
>> Trong năm 2024, một người được thành lập tối đa bao nhiêu công ty?
>> Công ty kiến trúc có bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không?
Căn cứ Điều 35 Luật Kiến trúc 2019, công ty kiến trúc có trách nhiệm giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng công trình. Quyền và nghĩa vụ của công ty kiến trúc trong quá trình giám sát tác giả cụ thể như sau:
(i) Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt.
(ii) Trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân có chứng chỉ hành nghề kiến trúc giám sát tác giả theo hợp đồng và quy định của pháp luật.
(iii) Thông báo, dừng việc giám sát tác giả nếu thời gian thi công xây dựng kéo dài hơn thời gian thi công xây dựng trong hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
(iv) Từ chối yêu cầu điều chỉnh thiết kế kiến trúc bất hợp lý của chủ đầu tư.
(v) Từ chối ký vào biên bản nghiệm thu công trình khi thi công không đúng với thiết kế kiến trúc được duyệt.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Quy định về trách nhiệm giám sát tác giả của công ty kiến trúc 2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
(i) Tham gia nghiệm thu hoàn công công trình theo quy định của pháp luật và hợp đồng với chủ đầu tư.
(ii) Thực hiện chỉnh sửa bất hợp lý trong thiết kế kiến trúc theo yêu cầu của chủ đầu tư.
(iii) Thông báo cho chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về kiến trúc địa phương xử lý khi phát hiện việc thi công không đúng với thiết kế kiến trúc được duyệt.
Căn cứ Điều 6 Luật Kiến trúc 2019, chính sách của Nhà nước trong hoạt động kiến trúc như sau:
(i) Nhà nước đầu tư cho các hoạt động sau đây:
- Xây dựng định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam.
- Thống kê, điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động kiến trúc; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về kiến trúc.
- Xây dựng mẫu thiết kế kiến trúc đáp ứng tiêu chí bền vững, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiến trúc.
(ii) Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách nhà nước, Nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động sau đây:
- Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tổ chức khoa học và công nghệ phục vụ nghiên cứu chính sách, nghiên cứu cơ bản về kiến trúc.
- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về kiến trúc; nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới về kiến trúc.
- Bảo vệ, giữ gìn, tu bổ công trình kiến trúc có giá trị chưa được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa.
- Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về kiến trúc.
- Triển lãm, quảng bá về kiến trúc.
(iii) Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động quy định tại khoản (i) và (ii) Mục này và các hoạt động sau đây:
- Hợp tác, liên kết trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, cung cấp dịch vụ kỹ thuật và các hoạt động liên quan trong lĩnh vực kiến trúc.
- Xã hội hóa các dịch vụ công trong lĩnh vực kiến trúc.
- Trợ giúp, tư vấn miễn phí về kiến trúc vì lợi ích của xã hội và cộng đồng.
Điều 8. Hợp tác quốc tế về kiến trúc – Luật Kiến trúc 2019 1. Việc hợp tác quốc tế về kiến trúc với các quốc gia, vùng lãnh thổ được thực hiện trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, pháp luật của mỗi bên và pháp luật quốc tế. 2. Nội dung hợp tác quốc tế về kiến trúc bao gồm: a) Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và trao đổi thông tin về kiến trúc; b) Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về kiến trúc; c) Thực hiện các hoạt động kiến trúc; d) Thừa nhận lẫn nhau về hành nghề kiến trúc. |