Tôi muốn biết hiện nay, trong hoạt động đấu thầu thì trường hợp nào có thể áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ? – Thanh Pháp (Gia Lai).
>> Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ trong đấu thầu năm 2023 là như thế nào?
>> Năm 2023, việc đấu thầu rộng rãi được quy định thế nào?
Căn cứ tại Điều 28 Luật Đấu thầu 2013, Điều 11 và Điều 16 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ trong đấu thầu được quy định như sau:
Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ.
- Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp.
- Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp.
- Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa.
- Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.
Như vậy, nếu quý khách thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì được áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ trong đấu thầu năm 2023 là như thế nào?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Nhà thầu, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
(i) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
- Lập hồ sơ mời thầu.
- Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
(ii) Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
- Mời thầu.
- Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu.
- Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu.
- Mở thầu.
(iii) Đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm:
- Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu.
- Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu.
- Xếp hạng nhà thầu.
(iv) Thương thảo hợp đồng.
(v) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
(vi) Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
- Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm. Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.
- Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự thầu.
- Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ và phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.