Một dự án đang chọn nhà thầu qua đấu thầu rộng rãi, vậy đấu thầu rộng rãi là gì? Hiện dự án đã có hơn 20 nhà thầu tham dự, tôi có thể tham dự nữa không? – Kim Ngân (Phú Yên).
>> Việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu năm 2023 được quy định thế nào?
>> Việc chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp trong đấu thầu được quy định thế nào?
Tại khoản 1 Điều 20 Luật Đấu thầu 2013, đấu thầu rộng rãi được quy định như sau:
Điều 20. Đấu thầu rộng rãi
1. Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự.
Theo quy định nêu trên, đấu thầu rộng rãi là một hình thức lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu và không giới hạn số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự. Do vậy, bạn vẫn có thể tham gia đấu thầu cho dự án dù đã có hơn 20 nhà đầu tư tham dự.
Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu 2013, trừ trường hợp áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư quy định tại Điều 21 đến Điều 27 Luật Đấu thầu 2013 sau đây:
- Đấu thầu hạn chế.
- Chỉ định thầu.
- Chào hàng cạnh tranh.
- Mua sắm trực tiếp.
- Tự thực hiện.
- Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt.
- Tham gia thực hiện của cộng đồng.
(Căn cứ khoản 2 Điều 20 Luật Đấu thầu 2013).
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Năm 2023, việc đấu thầu rộng rãi được quy định thế nào? (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Quy trình chi tiết đối với đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất được quy định chi tiết tại Điều 46 Nghị định 25/2020/NĐ-CP như sau:
(i) Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư, bao gồm:
- Lập hồ sơ mời thầu.
- Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
(ii) Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, bao gồm:
- Mời thầu.
- Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu.
- Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu.
- Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
(ii) Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:
- Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
- Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
- Thẩm định, phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.
(iv) Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại, bao gồm:
- Mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại.
- Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại.
- Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại và xếp hạng nhà đầu tư.
(v) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
(vi) Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng, bao gồm:
- Đàm phán, hoàn thiện hợp đồng.
- Ký kết hợp đồng và công khai thông tin hợp đồng dự án.
Nhà đầu tư được đề nghị lựa chọn khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 56 Nghị định 25/2020/NĐ-CP sau đây:
- Có hồ sơ dự thầu hợp lệ.
- Có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu.
- Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu.
- Có giá trị đề nghị trúng thầu bao gồm các thành phần đáp ứng yêu cầu sau:
+ Có đề xuất tổng chi phí thực hiện dự án (M1) không thấp hơn m1 được phê duyệt trong hồ sơ mời thầu.
+ Có đề xuất giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (M2) không thấp hơn m2 được phê duyệt trong hồ sơ mời thầu.
+ Có đề xuất giá trị nộp ngân sách nhà nước bằng tiền ngoài các nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành (M3) không thấp hơn giá sàn và cao nhất.