Phơi lúa trên đường có bị phạt không? Những trường hợp được sử dụng tạm thời lòng đường hiện nay là gì? Trách nhiệm của cá nhân khi sử dụng lòng đường vào mục đích khác là gì?
>> Từ 2025 không nhường đường xe ưu tiên bị phạt bao nhiêu tiền?
>> Một người thành lập nhiều doanh nghiệp tư nhân sẽ bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ điểm g khoản 2 Điều 12 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, quy định mức phạt đối với hành vi phơi lúa trên đường như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ; sử dụng lòng đường, vỉa hè vào mục đích khác
…
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 250.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
g) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.
…
Như vậy, hành vi phơi lúa trên đường sẽ bị phạt từ 200.000 – 250.000 đồng.
Lưu ý: Phơi lúa trên đường mà dẫn đến tai nạn giao thông gây chết người thì sẽ bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.
File Word mẫu Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất năm 2024 |
Phơi lúa trên đường có bị phạt không (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định 165/2024/NĐ-CP, việc sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè vào mục đích khác bao gồm:
(i) Phục vụ các hoạt động:
- Sự kiện chính trị và hoạt động văn hóa, thể thao.
- Phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.
- Cứu nạn, cứu hộ.
- Phòng, chống cháy nổ.
- Tìm kiếm cứu nạn.
- Phòng, chống dịch bệnh.
(ii) Phục vụ thi công xây dựng công trình.
(iii) Tập kết, thu gom rác thải, vật liệu xây dựng.
(iv) Tổ chức sự kiện tang lễ.
(v) Tổ chức đám cưới.
(vi) Sử dụng vào việc trông, giữ phương tiện tham gia giao thông trong trường hợp cần thiết.
Lưu ý: Đối với trường hợp sử dụng lòng đường vào mục đích khác quy định tại khoản (iii), (iv), (v), (vi) Mục này chỉ được thực hiện trên các tuyến đường huyện, đường xã, đường thôn, đường chuyên dùng, đường đô thị nhưng không bao gồm đường phố chính đô thị theo quy định của tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường đô thị.
Không sử dụng lòng đường, vỉa hè đường cao tốc và quốc lộ vào các mục đích tại các khoản (iii), (iv), (v), (vi) Mục này.
Căn cứ khoản 8 Điều 21 Nghị định 165/2024/NĐ-CP, trách nhiệm của cá nhân trong việc sử dụng lòng đường vào mục đích khác như sau:
Sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè vào mục đích khác
…
8. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng lòng đường, vỉa hè vào mục đích khác
a) Thực hiện đúng nội dung giấy phép sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè vào mục đích khác và phương án sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè vào mục đích khác; thực hiện các quy định tại khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 77 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
b) Chỉ được sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè đúng mục đích và thời gian sử dụng tạm thời được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
c) Chấp hành các yêu cầu của Cảnh sát giao thông, Cơ quan công an làm nhiệm vụ trên tuyến; không làm mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ; thực hiện các phương án tổ chức giao thông của Cảnh sát giao thông, Cơ quan công an; xử lý kịp thời các tình huống phát sinh bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia các sự kiện và người, phương tiện tham gia giao thông;
d) Thực hiện các biện pháp, công việc để bảo đảm an toàn cháy, nổ, an toàn công trình, bảo vệ môi trường theo các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan;
đ) Trả lại nguyên trạng lòng đường, vỉa hè khi kết thúc việc sử dụng; bồi thường thiệt hại gây ra nếu hư hỏng kết cấu hạ tầng đường bộ.
…
Như vậy, cá nhân sử dụng lòng đường vào mục đích khác cần tuân thủ các trách nhiệm theo quy định.