Pháp nhân thương mại là gì? Điều kiện để một tổ chức có tư cách pháp nhân? Pháp nhân thương mại phạm tội có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
>> Tổ chức, cá nhân nào kinh doanh trên không gian mạng?
>> Trật tự an toàn xã hội là gì? 22 ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự?
Căn cứ khoản 1 khoản Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015, quy định về pháp nhân thương mại.
- Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
- Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
- Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định Bộ luật Dân sự 2015, Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các doanh nghiệp.
Căn cứ khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
(i) Được thành lập theo quy định Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan.
(ii) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 Bộ luật Dân sự 2015.
(iii) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
(iv) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Ngoài ra, mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác (theo khoản 2 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015).
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Pháp nhân thương mại là gì? Điều kiện để tổ một tổ chức có tư cách pháp nhân?
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 75 Bộ luật Hình sự 2015, pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
(i) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại.
(ii) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại.
(iii) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại.
(iv) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015.
Lưu ý: Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.
Như vậy, pháp nhân thương mại phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đáp ứng đủ 04 điều kiện nêu trên.
Căn cứ Điều 80 Bộ luật Hình sự 2015, quy định cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định của pháp nhân thương mại như sau:
(i) Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án tiếp tục kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực đó, thì có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc cho xã hội.
(ii) Tòa án quyết định lĩnh vực cụ thể bị cấm kinh doanh hoặc cấm hoạt động.
(iii) Thời hạn cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.
Điều 83. Căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội - Bộ luật Hình sự 2015 Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại và các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại. |