Nợ công là gì? Có những loại nợ công nào theo quy định pháp luật? Việc quản lý nợ cocong phải tuân theo những nguyên tắc như thế nào?
>> Doanh nghiệp bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá khi nào?
>> GDP là gì? Số liệu GDP được công bố như thế nào?
Nợ công là tổng số nợ mà một chính phủ phải trả, bao gồm cả nợ nội địa và nợ nước ngoài. Nợ này thường được phát sinh từ việc phát hành trái phiếu, vay ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính để tài trợ cho các hoạt động của nhà nước như đầu tư hạ tầng, chi tiêu công, và các chương trình phúc lợi xã hội.
Lưu ý, nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Giải đáp câu hỏi: Nợ công là gì, có những loại nợ công nào theo quy định pháp luật
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 4 Luật Quản lý nợ công 2017, nợ công được phân loại và định nghĩa như sau:
(i) Nợ Chính phủ
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2017, nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ. Nợ Chính phủ bao gồm:
- Nợ do Chính phủ phát hành công cụ nợ.
- Nợ do Chính phủ ký kết thỏa thuận vay trong nước, nước ngoài.
- Nợ của ngân sách trung ương vay từ quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước, ngân quỹ nhà nước, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
(ii) Nợ được Chính phủ bảo lãnh
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2017, nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước vay được Chính phủ bảo lãnh. Nợ được Chính phủ bảo lãnh bao gồm:
- Nợ của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh.
- Nợ của ngân hàng chính sách của Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh.
(iii) Nợ chính quyền địa phương
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2017, nợ chính quyền địa phương là khoản nợ phát sinh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay. Nợ chính quyền địa phương bao gồm:
- Nợ do phát hành trái phiếu chính quyền địa phương.
- Nợ do vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.
- Nợ của ngân sách địa phương vay từ ngân hàng chính sách của Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, ngân quỹ nhà nước và vay khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Căn cứ Điều 5 Luật Quản lý nợ công 2017, việc quản lý nợ công phải tuân theo những nguyên tắc sau đây:
(i) Nhà nước quản lý thống nhất về nợ công, bảo đảm việc thực thi trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý nợ công.
(ii) Kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ công, bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững và ổn định kinh tế vĩ mô.
(iii) Việc đề xuất, thẩm định, phê duyệt chủ trương vay, đàm phán, ký kết thỏa thuận vay và phát hành công cụ nợ, phân bổ và sử dụng vốn vay phải đúng mục đích, hiệu quả. Vay cho bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.
(iv) Bên vay, bên vay lại, đối tượng được Chính phủ bảo lãnh chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ, đúng hạn các nghĩa vụ liên quan đối với khoản vay, khoản vay lại, khoản vay được Chính phủ bảo lãnh. Không chuyển khoản nợ vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, nợ được Chính phủ bảo lãnh thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước.
(v) Bảo đảm chính xác, tính đúng, tính đủ nợ công; công khai, minh bạch trong quản lý nợ công và gắn với trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý nợ công.