Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Hàn Thực? Tết Hàn Thực cúng gì? Tết Hàn Thực có phải là ngày nghỉ lễ , tết của người lao động không?
>> Lễ buộc là gì? Lễ Truyền Tin có phải lễ buộc không?
Tết Hàn Thực diễn ra vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, là dịp để người Việt làm bánh trôi, bánh chay dâng cúng tổ tiên, thể hiện lòng hiếu kính và tưởng nhớ người đã khuất. Ngày này cũng mang ý nghĩa sâu sắc trong đời sống tinh thần, là dịp để con cháu hướng về cội nguồn, duy trì phong tục truyền thống.
Tết Hàn Thực có nguồn gốc từ Trung Quốc, gắn liền với câu chuyện về Giới Tử Thôi, một vị trung thần thời Xuân Thu. Sau khi giúp vua Tấn Văn Công khôi phục ngai vàng, ông chọn cách ẩn cư cùng mẹ trong rừng, không màng danh lợi. Nhà vua, vì muốn tìm lại ông, đã ra lệnh đốt rừng để ép ông xuất hiện, nhưng không ngờ hai mẹ con ông đều bị thiêu chết.
Để tưởng nhớ Giới Tử Thôi, vua Tấn Văn Công ban lệnh kiêng lửa, chỉ ăn đồ nguội trong ba ngày – từ đó, Tết Hàn Thực ra đời.
Dù có nguồn gốc từ Trung Quốc, khi vào Việt Nam, Tết Hàn Thực đã mang những ý nghĩa riêng, gắn liền với truyền thống văn hóa dân tộc:
- Tưởng nhớ tổ tiên: Đây là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính, biết ơn tổ tiên qua việc dâng cúng bánh trôi, bánh chay, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn.
- Biểu tượng của nhân sinh: Những viên bánh tròn tượng trưng cho sự viên mãn, tròn đầy, đồng thời thể hiện quan niệm về quy luật tuần hoàn của cuộc sống.
- Gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống: Việc tự tay làm bánh giúp các thế hệ trong gia đình thêm gắn kết, đồng thời truyền dạy phong tục tốt đẹp của dân tộc.
Lưu ý: Thông tin về “Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Hàn Thực?” chỉ mang tính chất tham khảo.
![]() |
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
![]() |
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Hàn Thực (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Vào ngày Tết Hàn Thực, mỗi gia đình thường chuẩn bị những mâm lễ để cúng gia tiên, lễ Phật với các món chính gồm: Bánh trôi, bánh chay, trầu cau, nhang, hoa tươi và trái cây.
Dân gian quan niệm số lẻ sẽ đem lại may mắn vậy nên lượng bánh trôi, bánh chay được cúng thường là 3 hoặc 5 bát bánh.
Bên cạnh những lễ nghi cần thực hiện, tết Hàn thực cũng có những điều kiêng kỵ quan trọng, bao gồm:
- Kiêng cúng bánh trôi nhiều màu: Tết Hàn thực là ngày cúng lễ gia tiên, lễ Phật nên trọng sự thanh tịnh, đơn giản, vậy nên bánh chỉ cúng màu trắng tự nhiên.
- Kiêng chuyển chỗ ở: Theo dân gian, vong linh người đã khuất thường theo sát gia đình vậy nên chuyển nhà vào ngày tết Hàn thực sẽ khiến nhà cửa bị xáo trộn, không tốt lành.
- Kiêng chưng hoa quả có gai, vị đắng: Ngụ ý tránh mang đến tai ương, đau khổ, cuộc sống chịu nhiều cay đắng, khó khăn hơn.
- Kiêng cúng hoa ly, hoa sứ, hoa vạn thọ: Tránh mang đến vận xui cho gia đình
Lưu ý: Thông tin về “Tết Hàn Thực cúng gì?” chỉ mang tính chất tham khảo.
Căn cứ khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
(i) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01/01 dương lịch).
(ii) Tết Âm lịch: 05 ngày.
(iii) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30/4 dương lịch).
(iv) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01/5 dương lịch).
(v) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02/9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
(vi) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10/3 âm lịch).
Như vậy, Tết Hàn Thực không phải là ngày nghỉ lễ, tết hưởng nguyên lương của người lao động.