Người đứng đầu văn phòng đại diện của công ty nước ngoài không được kiêm nhiệm những chức vụ nào? Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện công ty nước ngoài là gì?
>> Nghệ An bắn pháo hoa Tết Ất Tỵ ở đâu?
>> Thương nhân nước ngoài có được kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại không?
Căn cứ khoản 6 Điều 33 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, người đứng đầu văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:
(i) Người đứng đầu chi nhánh của cùng một công ty nước ngoài.
(ii) Người đứng đầu chi nhánh của công ty nước ngoài khác.
(iii) Người đại diện theo pháp luật của công ty nước ngoài đó hoặc công ty nước ngoài khác.
(iv) Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.
Như vậy, người đứng đầu văn phòng đại diện của công ty nước ngoài không được kiêm nhiệm 04 chức vụ trên.
Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn còn hiệu lực |
Người đứng đầu văn phòng đại diện của công ty nước ngoài không được kiêm nhiệm những chức vụ nào
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 17 và Điều 18 Luật Thương mại 2005, quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện công ty nước ngoài như sau:
2.1. Quyền của văn phòng đại diện công ty nước ngoài
(i) Quyền hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện.
(ii) Quyền thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của văn phòng đại diện.
(iii) Quyền tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại văn phòng đại diện theo quy định.
(iv) Quyền mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
(v) Quyền có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định.
(vi) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2.2. Nghĩa vụ của văn phòng đại diện công ty nước ngoài
(i) Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.
(ii) Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật Thương mại 2005 cho phép.
(iii) Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp trưởng văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của công ty nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản (ii), (iii) và (iv) Mục 2.1.
Căn cứ khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 33 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, quy định về ủy quyền khi xuất cảnh khỏi Việt Nam của người đứng đầu văn phòng đại diện như sau:
(i) Người đứng đầu văn phòng đại diện phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu văn phòng đại diện khi xuất cảnh khỏi Việt Nam.
Việc ủy quyền này phải được sự đồng ý của công ty nước ngoài. Người đứng đầu văn phòng đại diện vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
(ii) Trường hợp hết thời hạn ủy quyền nêu trên mà người đứng đầu văn phòng đại diện chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì người được ủy quyền có quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu văn phòng đại diện trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đứng đầu văn phòng đại diện trở lại làm việc hoặc cho đến khi công ty nước ngoài bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu văn phòng đại diện.
(iii) Trường hợp người đứng đầu chi nhánh không hiện diện tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế mất năng lực hành vi dân sự thì doanh nghiệp nước ngoài phải bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu chi nhánh.