Nghĩa vụ nộp thuế là gì? Doanh nghiệp có thể nộp thuế bằng ngoại tệ hay không, nội dung chi tiết được quy định như thế nào?
>> Khoanh nợ là gì? 05 trường hợp được khoanh tiền thuế nợ?
>> Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành là năm nào? Có những nội dung gì nổi bật?
Hiện nay, Luật Quản lý thuế 2019 không quy định khái niệm "Nghĩa vụ nộp thuế".
Tuy nhiên, tại khoản 12 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 có giải thích khái niệm "Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế" như sau:
Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế là việc nộp đủ số tiền thuế phải nộp, số tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước.
Theo đó, có thể hiểu nghĩa vụ nộp thuế là trách nhiệm pháp lý của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện việc kê khai và nộp đủ số tiền thuế phải nộp, số tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế và các khoản thu khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, có thể hiểu, nghĩa vụ nộp thuế là trách nhiệm pháp lý của các tổ chức, cá nhân đối với nhà nước trong việc đóng góp một phần thu nhập hoặc tài sản của mình vào ngân sách Nhà nước.
File word Luật Quản lý thuế và văn bản hướng dẫn đang còn hiệu lực năm 2024 |
Giải đáp: Nghĩa vụ nộp thuế là gì, doanh nghiệp có thể nộp thuế bằng ngoại tệ hay không
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 7 Luật Quản lý thuế 2019, quy định về đồng tiền khai thuế, nộp thuế như sau:
(i) Đồng tiền khai thuế, nộp thuế là Đồng Việt Nam, trừ các trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
(ii) Người nộp thuế hạch toán kế toán bằng ngoại tệ theo quy định của Luật Kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch.
(iii) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đồng tiền nộp thuế là Đồng Việt Nam, trừ các trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Tỷ giá tính thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
(iv) Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định đồng tiền khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi quy định tại khoản (i), khoản (iii) và tỷ giá giao dịch thực tế quy định tại khoản (ii) Mục này.
Như vậy, doanh nghiệp có thể nộp thuế bằng ngoại tệ đối với ngoại tệ tự do chuyển đổi.
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 80/2021/TT-BTC, các trường hợp khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi bao gồm:
(i) Hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí (trừ trường hợp dầu thô, condensate, khí thiên nhiên bán tại thị trường Việt Nam hoặc Chính phủ có quy định khác) gồm: thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp; phụ thu đối với phần dầu lãi được chia khi giá dầu thô biến động tăng; tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà được chia; tiền hoa hồng chữ ký; tiền hoa hồng phát hiện thương mại dầu, khí; tiền hoa hồng sản xuất; tiền đọc và sử dụng tài liệu dầu, khí; tiền đền bù không thực hiện các cam kết tối thiểu; thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ chuyển nhượng quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí; thuế đặc biệt, khoản phụ thu và thuế thu nhập doanh nghiệp từ kết dư phần dầu để lại của hoạt động dầu khí của Liên doanh Vietsovpetro tại Lô 09.1 thực hiện khai, nộp vào ngân sách nhà nước bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi sử dụng trong giao dịch thanh toán.
(ii) Phí, lệ phí và các khoản thu khác do các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện thu:
Khai và nộp vào ngân sách nhà nước bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi được quy định tại văn bản quy định về mức thu phí, lệ phí và các khoản thu khác.
(iii) Phí, lệ phí do các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam được phép thu phí, lệ phí bằng ngoại tệ:
Khai và nộp vào ngân sách nhà nước bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi được quy định tại văn bản quy định về mức thu phí, lệ phí.
(iv) Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam:
Khai và nộp vào ngân sách nhà nước bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi.