Tính đến thời điểm hiện tại thì Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành là năm nào? Có những nội dung gì nổi bật? Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào cần đáp ứng điều kiện gì?
>> Luật Quản lý thuế hiện hành là năm nào? Có những nội dung gì nổi bật?
>> Mã số thuế là gì? Cấu trúc của mã số thuế bao gồm gì?
Theo đó, tính đến thời điểm hiện tại thì Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành là Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được ban hành ngày 03/06/2008 và bắt đầu có hiệu lực thi ành kể từ ngày 01/01/2009. Được sửa đổi, bổ sung bởi 03 văn bản dưới đây:
(i) Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014 ban hành ngày 26/11/2014 và bắt đầu có hiệu lực thi ành kể từ ngày 01/01/2015.
(ii) Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013 ban hành ngày 19/06/2013 và bắt đầu có hiệu lực thi ành kể từ ngày 01/01/2014.
(iii) Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016 ban hành ngày 06/04/2016 và bắt đầu có hiệu lực thi ành kể từ ngày 01/07/2016.
[TIỆN ÍCH] >> Tra cứu toàn bộ CÔNG VIỆC PHÁP LÝ về thuế
Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành; Những nội dung nổi bật của Luật Thuế giá trị gia tăng 2008
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng bao gồm hai hình thức theo quy định tại Điều 9 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008:
(i) Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng (quy định tại Điều 10 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008).
Theo khoản 1 Điều 10 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Luật số 31/2013/QH13), quy định về phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng như sau:
1. Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
a) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ;
b) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ đó.
Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ giá tính thuế giá trị gia tăng xác định theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 7 của Luật này;
c) Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 của Luật này.
(ii) Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng (quy định tại Điều 11 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008).
Theo khoản 1 Điều 11 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật số 31/2013/QH13), quy định về phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng như sau:
1. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.
Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật số 31/2013/QH13), quy định về những điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:
(i) Có hóa đơn giá trị gia tăng đối với việc mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng tại khâu nhập khẩu.
(ii) Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt cho hàng hóa, dịch vụ đã mua, trừ những hàng hóa, dịch vụ có giá trị dưới hai mươi triệu đồng cho mỗi lần mua.
(iii) Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định tại khoản (i) và khoản (ii) Mục này, còn phải có:
- Hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ.
- Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu.
Việc thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thông qua hình thức bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, hoặc trả nợ thay Nhà nước sẽ được xem là thanh toán không dùng tiền mặt.