Ngân hàng MB có làm việc thứ 7 không? Giờ làm việc Ngân hàng MB như thế nào? Thông tin liên hệ của Trung tâm dịch vụ khách hàng 24/7 Ngân hàng Quân đội – MB Bank là gì?
Tại bài viết này, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ giải đáp “Ngân hàng MB có làm việc thứ 7 không? Giờ làm việc Ngân hàng MB như thế nào?”. Tuy nhiên, những nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo.
Ngân hàng MB (Ngân hàng Quân đội) là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn tại Việt Nam, được thành lập vào năm 1994. Ngân hàng này cung cấp nhiều dịch vụ tài chính như gửi tiền, cho vay, thẻ tín dụng, dịch vụ ngân hàng điện tử và các dịch vụ tài chính khác.
Giờ làm việc của ngân hàng MB từ Thứ 2 - Thứ 6:
- Sáng: 8h00 - 12h00.
- Chiều: 13h30 - 17h30
Một số chi nhánh Ngân hàng MB làm việc sáng Thứ bảy.
Hotline |
: |
1900 545426 (84-24)3767 4050 (quốc tế gọi về) |
|
: |
|
Website |
: |
Như vậy, giải đáp về việc “Ngân hàng MB có làm việc thứ 7 không?” thì một số chi nhánh Ngân hàng MB làm việc sáng Thứ bảy.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Giải đáp: Ngân hàng MB có làm việc thứ 7 không và Giờ làm việc Ngân hàng MB
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây:
(i) Nhận tiền gửi.
(ii) Cấp tín dụng.
(iii) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Cụ thể về chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, hiện diện thương mại của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 38 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, bao gồm:
Điều 38. Chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, hiện diện thương mại của tổ chức tín dụng
1. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản, tổ chức tín dụng được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; thành lập và chuyển đổi hình thức pháp lý hiện diện thương mại ở nước ngoài, bao gồm chi nhánh, văn phòng đại diện và các hình thức hiện diện thương mại khác ở nước ngoài.
2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục thành lập, chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể, chấm dứt hoạt động đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này đối với từng loại hình tổ chức tín dụng.
3. Văn bản chấp thuận việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước của tổ chức tín dụng đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện.
4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định việc thông báo thông tin về thành lập, giải thể, chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và các thông tin liên quan cho cơ quan đăng ký kinh doanh để cập nhật vào hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã.
Theo Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng được quy định như sau:
(i) Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trừ trường hợp quy định tại khoản (i) Mục này và trường hợp thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc được phê duyệt.
(ii) Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
(iii) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty TNHH.
(iv) Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty TNHH.
(v) Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã.
(vi) Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty TNHH.