Năm nay, tôi có dự định mở quán cà phê nhỏ ở quê nhà để kinh doanh, vậy trường hợp này tôi có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không? – Thúy Hương (Quảng Bình).
>> Công ty kinh doanh vật liệu xây dựng được thành lập đối đa bao nhiêu chi nhánh ở một địa phương?
>> Năm 2024, thành viên Hội đồng quản trị được ủy quyền cho người khác dự họp không?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại 2005. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
- Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong.
- Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định.
- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định.
- Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ.
- Thực hiện các dịch vụ: Đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định.
- Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Như vậy, việc mở quán cà phê nhỏ là hình thức kinh doanh có xây dựng cơ sở kinh doanh dịch vụ cố định để đặt biển hiệu, tên cửa hàng và người bán trực tiếp trao đổi mua bán tại địa điểm kinh doanh.
Do đó, trong năm 2024, việc mở quán cà phê nhỏ hay vốn ít thì vẫn phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vì không thuộc các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh nêu trên.
File Word các Luật nổi bật và văn bản hướng dẫn thi hành (còn hiệu lực) |
Giải đáp thắc mắc năm 2024, mở quán cà phê nhỏ có phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế thu nhập cá nhân (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internt)
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế giá trị gia tăng và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.
Như vậy, trường hợp mở quán cà phê nhỏ ở quê (theo hình thức đăng ký hộ kinh doanh) có doanh thu trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Trường hợp quán cà phê có doanh thu trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Người nộp thuế có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế đối với hoạt động kinh doanh của mình.
[Quý khách hàng xem nội dung chi tiết TẠI ĐÂY]
Điều 5. Phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai - Thông tư 40/2021/TT-BTC 1. Phương pháp kê khai áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn; và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai. 2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai thực hiện khai thuế theo tháng trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới ra kinh doanh và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đáp ứng các tiêu chí khai thuế theo quý và lựa chọn khai thuế theo quý theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ. 3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai nếu xác định doanh thu tính thuế không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu tính thuế theo quy định tại Điều 50 Luật Quản lý thuế. 4. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai phải thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề có căn cứ xác định được doanh thu theo xác nhận của cơ quan chức năng thì không phải thực hiện chế độ kế toán. 5. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai không phải quyết toán thuế. |