Trường hợp nào thì doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành? Pháp luật hiện hành quy định nội dung này như thế nào?
>> Mã ngành 6411 là gì? Hoạt động ngân hàng trung ương thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 8292 là gì? Dịch vụ đóng gói thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ Điều 36 Luật Du lịch 2017, quy định về việc thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:
(i) Chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc phá sản.
(ii) Không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch 2017.
(iii) Không đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo khoản (i) Mục 2 bài này.
(iv) Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh.
(v) Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật.
(vi) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh.
(vii) Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 37 Luật Du lịch 2017, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch.
(viii) Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Năm 2024, khi nào bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
(i) Doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại khoản (ii) và (iii) Mục 1.1 chỉ được đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành sau 06 tháng kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực.
(ii) Doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại các khoản (iv), (v), (vi), (vii) và (viii) Mục 1.1 chỉ được đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành sau 12 tháng kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực.
Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 36 Luật Du lịch 2017, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Căn cứ Điều 35 Luật Du lịch 2017, quy định về việc cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành gồm:
(i) Doanh nghiệp đề nghị cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong các trường hợp sau đây:
- Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Thay đổi phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
(ii) Hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.
- Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp.
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành phù hợp với phạm vi kinh doanh trong trường hợp thay đổi phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
(iii) Trình tự, thủ tục cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành được quy định như sau:
- Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép có trách nhiệm cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tổng cục Du lịch thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở khi cấp đổi Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.