Đóng gói bảo quản dược liệu có thuộc nhóm dịch vụ đóng gói hay không? Nếu đăng ký mã ngành 8292 thì có đúng với quy định pháp luật không?
>> Năm 2024, có được xử lý kỷ luật người lao động trong thời gian thử việc?
Mã ngành 8292 – 82920 là dịch vụ đóng gói theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Theo đó, nhóm mã ngành này là các hoạt động đóng gói trên cơ sở phí hoặc hợp đồng, có hoặc không liên quan đến một quy trình tự động như:
- Đóng chai đựng dung dịch lỏng, gồm đồ uống và thực phẩm.
- Đóng gói đồ rắn.
- Đóng gói bảo quản dược liệu.
- Dán tem, nhãn và đóng dấu.
- Bọc quà.
Nhóm Mã ngành 8292 sẽ loại trừ đối với:
- Sản xuất nước uống nhẹ và sản xuất nước khoáng được phân vào nhóm 1104 (Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng).
- Hoạt động đóng gói có liên quan đến vận tải được phân vào nhóm 5229 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải).
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 8292 – 82920 Dịch vụ đóng gói (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, về cách ghi ngành, nghề kinh doanh được quy định như sau:
(i) Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
(ii) Nội dung cụ thể của ngành kinh tế cấp bốn quy định tại khoản (i) nêu trên thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
(iii) Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
(iv) Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
(v) Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
(vi) Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.
(vii) Việc ghi ngành, nghề kinh doanh quy định tại khoản (iii), khoản (iv) nêu trên thực hiện theo quy định tại khoản (vi) nêu trên, trong đó, ngành, nghề kinh doanh chi tiết được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
(viii) Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.