Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về việc bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên? Có phải thông báo khi bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên không?
>> Doanh nghiệp có thể thực hiện giao dịch thuế điện tử qua mấy phương thức?
>> Việc đăng ký thay đổi, bổ sung thông tin giao dịch thuế điện tử được thực hiện như thế nào?
Ngày 16/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 55/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong đó, quy định về việc thông báo hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên phải đảm bảo thực hiện theo Điều 26 Nghị định 55/2024/NĐ-CP.
Theo điểm c khoản 7 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 thì bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên là hoạt động giới thiệu, bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại các địa điểm không phải là địa điểm bán lẻ sản phẩm, hàng hóa cố định, giới thiệu, cung cấp dịch vụ thường xuyên.
Căn cứ Điều 26 Nghị định 55/2024/NĐ-CP, về hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên phải thực hiện thông báo theo quy định sau đây:
Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp xã tại nơi tổ chức bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo 01 trong số 04 cách thức sau đây:
(i) Qua đường bưu điện.
(ii) Trực tiếp tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
(iii) Qua thư điện tử kèm chữ ký số hoặc kèm bản scan thông báo có chữ ký và đóng dấu của tổ chức, cá nhân kinh doanh đến địa chỉ thư điện tử đã được Ủy ban nhân dân cấp xã công bố.
(iv) Sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến do Ủy ban nhân dân cấp xã cung cấp.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
[TIỆN ÍCH] Tra cứu công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP |
Năm 2024, bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên có cần thông báo
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Thông báo thực hiện bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên |
(i) Hồ sơ thông báo bao gồm 01 thông báo thực hiện bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên theo Mẫu số 10 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 55/2024/NĐ-CP.
(ii) Hồ sơ thông báo phải được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã tối thiểu 03 ngày làm việc trước khi thực hiện hoạt động (căn cứ theo ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận ghi trên vận đơn bưu điện hoặc các hình thức có giá trị tương đương trong trường hợp gửi qua đường bưu điện, căn cứ theo ngày ghi trên giấy tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp nộp trực tiếp, căn cứ theo thời gian ghi nhận trên hệ thống thư điện tử hoặc căn cứ theo ngày ghi nhận trên hệ thống trong trường hợp nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến).
Thông báo sửa đổi, bổ sung thực hiện bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên |
Trường hợp sửa đổi, bổ sung nội dung hoạt động đã được thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp xã trước đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện thông báo sửa đổi, bổ sung nội dung hoạt động đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã thông báo. Việc thông báo sửa đổi, bổ sung được thực hiện theo Mẫu số 11 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 55/2024/NĐ-CP và theo các quy định tại nội dung bài viết này.
Điều 47. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên - Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 1. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ không tại địa điểm giao dịch thường xuyên với tổng giá trị hơn 10 triệu đồng, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm sau đây: a) Thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp xã tại nơi tổ chức bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ trước khi thực hiện các nội dung sau đây: tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của tổ chức, cá nhân kinh doanh, địa điểm dự kiến tổ chức bán hàng, nội dung chương trình bán hàng, phương thức bán hàng, giá và sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; b) Niêm yết công khai thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh và sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm tổ chức bán hàng; c) Duy trì thông tin liên hệ, giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng trong và sau khi kết thúc bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; d) Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, chính xác về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh; đ) Nhận lại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bán, cung cấp với điều kiện còn nguyên bao bì, nhãn hàng hóa, tem (nếu có), còn thời hạn sử dụng; e) Giao hóa đơn, chứng từ mua bán, giao nhận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; g) Trường hợp hợp đồng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều này được lập thành văn bản thì tổ chức, cá nhân kinh doanh phải chuyển hợp đồng cho người tiêu dùng. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hợp đồng, người tiêu dùng có quyền quyết định thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết và thông báo cho tổ chức, cá nhân kinh doanh. Trước khi hết thời hạn này, tổ chức, cá nhân kinh doanh không được yêu cầu người tiêu dùng đặt cọc, thanh toán hoặc thực hiện nội dung hợp đồng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận thông báo, theo dõi và kiểm tra việc bán hàng của tổ chức, cá nhân kinh doanh theo nội dung đã thông báo quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. |