Cho tôi hỏi, năm 2023, kinh doanh theo phương thức đa cấp mức độ nào thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? – Yến Lê (Cà Mau).
>> Năm 2023, vi phạm quy định về cạnh tranh mức độ nào sẽ bị truy cứu hình sự?
>> Quyền và nghĩa vụ của người phát hành quảng cáo, người tiếp nhận quảng cáo 2023?
Khoản 51 Điều 1 Luật số 12/2017/QH14 đã bổ sung Điều 217a vào Bộ luật Hình sự 2015 về tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp. Có thể thấy rằng hành vi kinh doanh theo hình thức đa cấp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào mức độ của hành vi vi phạm mà người thực hiện hành vi phạm tội có thể bị xử lý bằng nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 217a Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14) người nào tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc không đúng với nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 174 và Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14) thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại cho người khác từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Năm 2023, vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp mức độ nào sẽ bị truy cứu hình sự?
(Ảnh mịnh họa - Nguồn internet)
Theo quy định tại khoản 2 Điều 217a Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14) người thực hiện hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự là phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại cho người khác 1.500.000.000 đồng trở lên;
- Quy mô mạng lưới người tham gia 100 người trở lên.
Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 217a Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14) quy định, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 73 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bồ sung bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP, một số quy định về xử phạt hành chính đối với cá nhân vi phạm về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Thực hiện các hoạt động tiếp thị, bán hàng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp khi chưa được cấp thẻ thành viên;
+ Không xuất trình thẻ thành viên trước khi giới thiệu hoặc tiếp thị, bán hàng.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Không tuân thủ hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp và quy tắc hoạt động của doanh nghiệp;
+ Tham gia bán hàng đa cấp khi không đủ điều kiện tham gia bán hàng đa cấp theo quy định;
+ Hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương nơi doanh nghiệp chưa được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định hoặc phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
+ Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, về hoạt động của doanh nghiệp, về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc cung cấp thông tin về thực phẩm bằng hình thức sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế hoặc cung cấp thông tin về thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh;
+ Tổ chức hội thảo, hội nghị, đào tạo về kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản;
+ Lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội, nghề nghiệp để khuyến khích, yêu cầu, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Tham gia vào hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;
+ Tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo, giới thiệu về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp của tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thu lợi bất chính đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho người khác đến dưới 500.000.000 đồng, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản 9 Điều 73 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.