Khi đấu giá hàng hóa, tôi lỡ đưa giá cao hơn nhiều so với giá trị thực của hàng hóa. Vậy tôi có được rút lại giá đã trả hay từ chối mua hàng hóa không? – Hoàng Thái (Thái Nguyên).
>> Việc niêm yết đấu giá hàng hóa năm 2023 được quy định như thế nào?
>> Quyền và nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá hàng hóa năm 2023?
Văn bản bán đấu giá hàng hoá là văn bản xác nhận việc mua bán. Văn bản bán đấu giá hàng hoá phải có các nội dung được quy định tại Điều 203 Luật Thương mại 2005 bao gồm:
(1) Tên, địa chỉ của người tổ chức đấu giá;
(2) Tên, địa chỉ của người điều hành đấu giá;
(3) Tên, địa chỉ của người bán hàng;
(4) Tên, địa chỉ của người mua hàng;
(5) Thời gian, địa điểm đấu giá;
(6) Hàng hoá bán đấu giá;
(7) Giá đã bán; và
(8) Tên, địa chỉ của hai người chứng kiến.
Ngoài ra, văn bản bán đấu giá hàng hoá phải được gửi đến người bán hàng, người mua hàng và các bên có liên quan.
Lưu ý: Nếu đấu giá không thành, trong văn bản bán đấu giá hàng hoá phải nêu rõ kết quả là đấu giá không thành và phải có các nội dung (1), (2), (3), (5), (6) và (8). Trong đó, cuộc đấu giá được coi là không thành trong các trường hợp được quy định tại Điều 202 Luật Thương mại 2005 cụ thể:
- Không có người tham gia đấu giá, trả giá;
- Giá cao nhất đã trả thấp hơn mức giá khởi điểm đối với phương thức trả giá lên.
Toàn văn File word Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn mới nhất |
Có được rút lại giá đã trả khi đấu giá hàng hóa? (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 204 Luật Thương mại 2005 quy định về việc rút lại giá đã trả như sau:
- Trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên, nếu người trả giá cao nhất rút ngay lại giá đã trả thì cuộc đấu giá vẫn được tiếp tục từ giá của người trả giá liền kề trước đó.
- Trường hợp bán đấu giá theo phương thức đặt giá xuống, nếu người đầu tiên chấp nhận mức giá rút ngay lại giá đã chấp nhận thì cuộc đấu giá vẫn được tiếp tục từ giá đã đặt liền kề trước đó.
Lưu ý: Người rút lại giá đã trả hoặc người rút lại việc chấp nhận giá không được tiếp tục tham gia đấu giá.
Ngoài ra, trường hợp giá bán hàng hóa thấp hơn giá mà người rút lại giá đã trả đối với phương thức trả giá lên hoặc giá mà người rút lại việc chấp nhận đối với phương thức đặt giá xuống thì người đó phải trả khoản tiền chênh lệch cho người tổ chức đấu giá, nếu hàng hoá bán được giá cao hơn thì người rút lại không được hưởng khoản tiền chênh lệch đó.
Trường hợp cuộc đấu giá không thành thì người rút lại giá đã trả phải chịu chi phí cho việc bán đấu giá và không được hoàn trả khoản tiền đặt trước.
Theo quy định tại Điều 205 Luật Thương mại 2005 quy định trừ trường hợp có thoả thuận khác, sau khi tuyên bố kết thúc cuộc đấu giá, người mua hàng bị ràng buộc trách nhiệm; nếu sau đó người mua hàng từ chối mua hàng thì phải được người bán hàng chấp thuận, nhưng phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc tổ chức bán đấu giá.
Ngoài ra, trong trường hợp người mua được hàng hoá đấu giá đã nộp một khoản tiền đặt trước mà từ chối mua thì không được hoàn trả khoản tiền đặt trước đó. Khoản tiền đặt trước đó thuộc về người bán hàng.
Theo Điều 206 Luật Thương mại 2005 quy định về việc đăng ký quyền sở hữu như sau:
- Văn bản bán đấu giá hàng hoá được dùng làm căn cứ để chuyển quyền sở hữu đối với hàng hoá đấu giá mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu.
- Căn cứ vào văn bản bán đấu giá hàng hoá và các giấy tờ hợp lệ khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm đăng ký quyền sở hữu hàng hoá cho người mua hàng theo quy định của pháp luật.
- Người bán hàng và người tổ chức đấu giá có nghĩa vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua hàng. Chi phí làm thủ tục chuyển quyền sở hữu được trừ vào tiền bán hàng hoá, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
>> Xem thêm bài viết:
>> Quyền và nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá hàng hóa năm 2023?
>> Ai không được tham gia đấu giá hàng hóa năm 2023? Đăng ký tham gia đấu giá như thế nào?
>> Việc niêm yết đấu giá hàng hóa năm 2023 được quy định như thế nào?