Việc niêm yết đấu giá hàng hóa được pháp luật quy định trong văn bản nào? Thời hạn và nội dung thông báo niêm yết đấu giá trong năm 2023 như thế nào? – Hải Long (Khánh Hòa).
>> Quyền và nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá hàng hóa năm 2023?
>> Quy định về gia công năm 2023 theo Luật Thương mại như thế nào?
Căn cứ theo Điều 185 Luật Thương mại 2005 quy định về đấu giá hàng hóa như sau:
Điều 185. Đấu giá hàng hoá
1. Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất.
2. Việc đấu giá hàng hoá được thực hiện theo một trong hai phương thức sau đây:
a) Phương thức trả giá lên là phương thức bán đấu giá, theo đó người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng;
b) Phương thức đặt giá xuống là phương thức bán đấu giá, theo đó người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng.
Như vậy, đấu giá là một hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất.
Ngoài ra, việc đấu giá hàng hóa trong thương mại phải được thực hiện theo nguyên tắc công khai, trung thực, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.
Toàn văn File word Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn mới nhất |
Quy định về việc niêm yết đấu giá hàng hóa năm 2023 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 196 Luật Thương mại 2005 quy định thời hạn thông báo và niêm yết đấu giá hàng hoá như sau:
Chậm nhất là 07 ngày làm việc trước khi tiến hành bán đấu giá hàng hoá, người tổ chức đấu giá phải niêm yết việc bán đấu giá tại nơi tổ chức đấu giá, nơi trưng bày hàng hoá và nơi đặt trụ sở của người tổ chức đấu giá theo quy định tại Điều 197 Luật Thương mại 2005.
Lưu ý: Nếu người tổ chức đấu giá hàng hóa là người bán hàng thì thời hạn niêm yết đấu giá hàng hóa do người bán hàng tự quyết định.
Thông báo và niêm yết đấu giá hàng hóa phải có đầy đủ các nội dung được quy định tại Điều 197 Luật Thương mại 2005, bao gồm:
- Thời gian, địa điểm đấu giá;
- Tên, địa chỉ của người tổ chức đấu giá;
- Tên, địa chỉ của người bán hàng;
- Danh mục hàng hoá, số lượng, chất lượng hàng hóa;
- Giá khởi điểm;
- Thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá;
- Địa điểm, thời gian trưng bày hàng hoá;
- Địa điểm, thời gian tham khảo hồ sơ hàng hóa;
- Địa điểm, thời gian đăng ký mua hàng hoá.
Trong đó, việc xác định giá khởi điểm phải được tiến hành trước đó. Việc xác định giá khởi điểm được quy định tại Điều 194 Luật Thương mại 2005 như sau:
- Người bán hàng phải xác định giá khởi điểm. Trong trường hợp người tổ chức đấu giá được uỷ quyền xác định giá khởi điểm thì phải thông báo cho người bán hàng trước khi niêm yết việc bán đấu giá.
- Trường hợp hàng hoá đấu giá là đối tượng cầm cố, thế chấp thì người nhận cầm cố, thế chấp phải thoả thuận với người cầm cố, thế chấp xác định giá khởi điểm.
- Trường hợp trong hợp đồng cầm cố, thế chấp có thỏa thuận về việc bán đấu giá mà người cầm cố, thế chấp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc từ chối giao kết hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá thì giá khởi điểm do người nhận cầm cố, thế chấp xác định.
Lưu ý: Mức giá khởi điểm phải phù hợp với giá trị thực tế của hàng hóa bán đấu giá, không nên xác định mức giá khởi điểm quá cao sẽ làm cho người mua e ngại không muốn đặt giá. Cũng không nên xác định mức giá khởi điểm quá thấp làm ảnh hưởng đến lợi ích của người bán hàng.
Nếu hàng hoá là đối tượng cầm cố, thế chấp, thì đồng thời với việc niêm yết đấu giá hàng hoá, người tổ chức đấu giá phải thông báo cho những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong thời hạn chậm nhất là bảy ngày làm việc trước khi tiến hành bán đấu giá hàng hóa đó theo quy định tại Điều 197 Luật Thương mại 2005.
>> Xem thêm bài viết:
>> Quyền và nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá hàng hóa năm 2023?
>> Việc thanh toán, giao hàng khi mua hàng qua đấu giá hàng hóa năm 2023 như thế nào?
>> Quyền và nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá hàng hóa năm 2023?