Tôi muốn đăng ký giảm trừ gia cảnh cho bố mẹ của tôi (hiện đã nghỉ hưu), vậy thì bố mẹ tôi phải bao nhiêu tuổi thì mới được giảm trừ gia cảnh? – Hồng Đăng (Kiên Giang).
>> Các trường hợp được miễn, giảm thuế tài nguyên năm 2023? Việc kê khai, nộp thuế như thế nào?
>> Sản lượng tài nguyên tính thuế tài nguyên năm 2023?
Căn cứ tiết d.3 điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế sẽ được tính giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
- Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
Lưu ý: Người trong độ tuổi lao động là người chưa đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về lao động (Xem chi tiết tuổi nghỉ hưu năm 2023 TẠI ĐÂY).
Như vậy, cha, mẹ của người nộp thuế ngay cả khi trong hoặc ngoài độ tuổi lao động đều có thể được tính giảm trừ gia cảnh nếu đáp ứng đủ các điều kiện bên trên.
Theo đó; bố, mẹ của Quý khách đã nghỉ hưu thì sẽ được tính giảm trừ gia cảnh nếu họ không có thu nhập hoặc thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn không vượt quá 1.000.000 đồng.
File Excel tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công, tiền thưởng 2023 |
Năm 2023, cha, mẹ bao nhiêu tuổi thì được giảm trừ gia cảnh khi tính thuế TNCN? (Ảnh minh họa)
Theo quy định tại tiết g.3 điểm g khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 79/2022/TT-BTC), hồ sơ chứng minh người phụ thuộc để tính giảm trừ gia cảnh đối với cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng), cha dượng, mẹ kế, cha nuôi hợp pháp, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế bao gồm các giấy tờ sau:
(i) Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.
(ii) Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế, có thể là một trong các giấy tờ sau đây:
- Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú.
- Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp, giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
(iii) Giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động (nếu người phụ thuộc ngoài độ tuổi lao động thì không cần nộp loại giấy tờ này). Có thể là một trong các loại giấy tờ sau:
- Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động.
- Bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
>> Xem chi tiết trình tự, thủ tục đăng ký người phụ thuộc TẠI ĐÂY.
Tại Điều 1 của Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành quy định như sau:
“Điều 1. Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.”
Như vậy, khi tính thuế TNCN, mức giảm trừ gia cảnh đối với cha, mẹ của người nộp thuế là 4,4 triệu đồng/tháng/người.