Cho tôi hỏi mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết được xác định như thế nào? – Thành Vinh (Nam Định).
>> Người lao động đi làm việc ở nước ngoài được nhận chính sách hỗ trợ gì?
>> Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước hạn, Công ty phải bồi thường bao nhiêu?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 61/2015/NĐ-CP thì người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết gồm các khoản sau đây:
- Học phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
- Tiền ăn trong thời gian thực tế học;
- Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên hoặc từ 10 km trở lên đối với người lao động cư trú hợp pháp tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Riêng người lao động thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở và đồ dùng cá nhân thiết yếu.
Mức hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài (Ảnh minh họa)
(1) Đào tạo nghề
Hiện nay, mức chi hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC được xác định theo chi phí thực tế, mức tối đa tùy theo từng đối tượng cụ thể như sau:
- Người khuyết tật: Mức tối đa 06 triệu đồng/người/khóa học.
- Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: Mức tối đa 04 triệu đồng/người/khóa học.
- Người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân: Mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học.
- Người thuộc hộ cận nghèo: Mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học.
- Riêng ngư dân học các nghề: Vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới, kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo.
Lưu ý:
Trường hợp người học đồng thời thuộc các đối tượng nêu trên chỉ được hưởng một mức hỗ trợ chi phí đào tạo cao nhất.
Người học là phụ nữ, lao động nông thôn không thuộc các đối tượng nêu trên: Mức tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học.
(2) Đào tạo ngoại ngữ: theo mức cụ thể của từng khóa học và thời gian học thực tế, tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học;
(3) Bồi dưỡng kiến thức cần thiết: theo chi phí thực tế, tối đa 530.000 đồng/người/khóa học;
(4) Tiền ăn trong thời gian đào tạo: mức 40.000 đồng/người/ngày;
(5) Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) cho người lao động từ nơi cư trú hợp pháp đến địa Điểm đào tạo: mức 200.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú cách địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên; mức 300.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cách địa điểm đào tạo từ 10 km trở lên.
>> Xem thêm bài viết
>> Chế độ hỗ trợ đối với lao động xuất khẩu lao động
>> Những lưu ý khi người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
>> Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ
>> Người lao động đi làm việc ở nước ngoài được nhận chính sách hỗ trợ gì?