Hành vi mua bán bằng tốt nghiệp THPT giả bị xử phạt như thế nào? Vi phạm tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan và tổ chức sẽ bị xử phạt như thế nào?
>> Thông tin phòng đăng ký kinh doanh Nam Định ở đâu?
Ký, đóng dấu văn bằng, chứng chỉ
Căn cứ Điều 20 Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT, ký, đóng dấu văn bằng và chứng chỉ được quy định như sau:
(i) Người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ quy định tại Điều 15 Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT phải ký theo mẫu chữ ký đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và ghi đầy đủ họ tên, chức danh trong văn bằng, chứng chỉ.
(ii) Trường hợp người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ chưa được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận thì cấp phó được cơ quan có thẩm quyền quyết định giao phụ trách cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ là người ký văn bằng, chứng chỉ. Khi đó, cấp phó ký thay người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ; chức vụ ghi trên văn bằng, chứng chỉ là chức vụ lãnh đạo chính thức trong cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ (phó hiệu trưởng, phó viện trưởng, phó giám đốc). Bản sao quyết định giao phụ trách cơ quan của cấp phó ký văn bằng, chứng chỉ phải được lưu trong hồ sơ cấp văn bằng, chứng chỉ.
(iii) Việc đóng dấu trên chữ ký của người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ thực hiện theo quy định về công tác văn thư hiện hành.
Căn cứ Điều 7 Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT, quy định về nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ và phụ lục văn bằng như sau:
(i) Nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học và phụ lục văn bằng giáo dục đại học thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(ii) Nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
[TIỆN ÍCH] Tra cứu Công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Xử phạt hành vi mua bán bằng tốt nghiệp THPT giả (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 126 Điều 1 Luật số 12/2017/QH14) quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trong việc mua bán bằng tốt nghiệp THPT không có quy định về xử phạt hành chính nhưng mua bán bằng tốt nghiệp THPT sẽ bị xử phạt dưới hình thức như sau:
(i) Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
(ii) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- Có tổ chức.
- Phạm tội 02 lần trở lên.
- Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác.
- Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
- Thu lợi bất chính từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng.
- Tái phạm nguy hiểm.
(iii) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên.
- Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên.
(iv) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Căn cứ Điều 342 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm p khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định xử phạt về tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan và tổ chức như sau:
(i) Người nào chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy trái phép con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức không thuộc tài liệu bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
(ii) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- Có tổ chức.
- Thu lợi bất chính 10 triệu đồng trở lên.
- Để thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Tái phạm nguy hiểm.
(iii) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.