Có thể hiểu MSDS là gì? Phiếu an toàn hóa chất được pháp luật hiện hành quy định như thế nào? Việc xây dựng Phiếu an toàn hóa được thực hiện theo quy định nào?
>> Giấy phép FLEGT là gì? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép FLEGT?
>> Nợ công và công nợ có giống nhau không?
Pháp luật hiện hành không có quy định “MSDS là gì?”. Tuy nhiên, quý khách hàng có thể tham khảo MSDS là từ viết tắt của Material Safety Data Sheet, có thể hiểu là bảng dữ liệu chi tiết về các thành phần thuộc tính của hàng hóa (thường được gọi là các hóa chất).
Việc kê khai MSDS là một bước quan trọng giúp đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác và vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là bằng đường hàng không. Các hoạt động vận hành và khai thác đối với hàng hóa có MSDS sẽ tuân thủ quy trình khuyến nghị nhằm giảm thiểu rủi ro.
Không phải mọi loại hàng hóa đều cần MSDS. Thông thường, MSDS được yêu cầu đối với các mặt hàng hóa chất để kiểm tra thành phần, khả năng gây cháy nổ và mức độ an toàn trong vận chuyển. Ngoài ra, một số sản phẩm khác như mỹ phẩm, dung dịch, thực phẩm chức năng… cũng có thể cần MSDS để đảm bảo tính an toàn và hợp lý khi sử dụng.
Một số thông tin quan trọng cần được thể hiện trong MSDS bao gồm:
- Tên gọi sản phẩm (tên hóa học, thương phẩm, tên gọi khác,…), số đăng ký, thông tin đơn vị sản xuất
- Các thuộc tính vật lý, hóa học của sản phẩm
- Các thành phần hóa học, các phản ứng hóa học cần lưu ý
- Những tác động lên sức khỏe con người, an toàn cháy nổ
- Điều kiện khi làm việc với sản phẩm, quy trình khai thác
- Các điều kiện tiêu chuẩn để lưu trữ, bảo quản
- Các quy định về đóng gói, tem mác, …
Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Hướng dẫn xây dựng Phiếu an toàn hóa chất theo Phụ lục 9 Thông tư 32/2017/TT-BCT |
Trả lời thắc mắc: MSDS là gì; Phiếu an toàn hóa chất được quy định như thế nào
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 24 Nghị định 113/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 82/2022/NĐ-CP) các hóa chất nguy hiểm và hỗn hợp chất chứa một hoặc một số chất nguy hiểm có hàm lượng lớn hơn hoặc bằng mức quy định sau phải xây dựng phiếu an toàn hóa chất, cụ thể:
TT |
Phân loại hóa chất |
Hàm lượng |
1 |
Độc cấp tính |
≥ 1,0% |
2 |
Ăn mòn/Kích ứng da |
≥ 1,0% |
3 |
Tổn thương mắt nghiêm trọng/Kích ứng mắt |
≥ 1,0% |
4 |
Tác nhân nhạy da/hô hấp |
≥ 1,0% |
5 |
Đột biến tế bào mầm (cấp 1) |
≥ 0,1% |
6 |
Đột biến tế bào mầm (cấp 2) |
≥ 1,0% |
7 |
Tác nhân gây ung thư |
≥ 0,1% |
8 |
Độc tính sinh sản |
≥ 0,1% |
9 |
Độc tính đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm đơn |
≥ 1,0% |
10 |
Độc tính đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm lặp lại |
≥ 1,0% |
11 |
Nguy hại hô hấp (cấp 1) |
≥ 1,0% |
12 |
Nguy hại hô hấp (cấp 2) |
≥ 1,0% |
13 |
Nguy hại đối với môi trường thủy sinh |
≥ 1,0% |
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm phải cung cấp Phiếu an toàn hóa chất cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hóa chất.
Tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định Phiếu an toàn hóa chất phải được xây dựng bằng tiếng Việt. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn cụ thể việc thực hiện xây dựng phiếu an toàn hóa chất.
Bên cạnh dó, tại Điều 7 Thông tư 32/2017/TT-BCT (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BCT) quy định như sau:
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất nguy hiểm được quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 113/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 82/2022/NĐ-CP trước khi đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường phải xây dựng Phiếu an toàn hóa chất bao gồm các thông tin theo hướng dẫn tại Phụ lục 9 của Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của Phiếu an toàn hóa chất.
2. Tổ chức, cá nhân phải lưu giữ Phiếu an toàn hóa chất đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở và đảm bảo tất cả các đối tượng có liên quan đến hóa chất nguy hiểm được cung cấp Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm đó.