Có thể hiểu Marketing điện tử là gì? Quy định về tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo như thế nào? Xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo ra sao theo Luật Quảng cáo 2012?
>> Điều kiện kinh doanh vận tải đường sắt 2025?
>> Thời gian lưu giữ hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế tối đa bao lâu?
“Marketing điện tử là gì?” có thể được hiểu như sau: Marketing điện tử_ E-marketing (còn gọi là Internet marketing hoặc online marketing) hay tiếp thị trực tuyến, thường được dân marketing xem như một phần của digital marketing, là các hoạt động tiếp thị sản phẩm và dịch vụ thông qua mạng Internet toàn cầu. Hoạt động này kết hợp dữ liệu khách hàng kỹ thuật số và các hệ thống quản lý quan hệ khách hàng điện tử (ECRM) để tối ưu hóa hiệu quả tiếp thị.
Sự xuất hiện của Internet mang lại nhiều lợi ích đáng kể, như chi phí thấp trong việc truyền tải thông tin và truyền thông (media) đến đông đảo đối tượng. Thông điệp tiếp thị có thể được truyền tải dưới nhiều định dạng đa dạng như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video hoặc trò chơi. Với tính chất tương tác của E-marketing, người nhận thông điệp có thể phản hồi ngay lập tức hoặc giao tiếp trực tiếp với người gửi, đây là một ưu điểm vượt trội so với các hình thức tiếp thị truyền thống.
Tiếp thị trực tuyến kết hợp sự sáng tạo và kỹ thuật của Internet, bao gồm các yếu tố như thiết kế, phát triển, quảng cáo và bán hàng. Các hình thức E-marketing phổ biến bao gồm:
- Tiếp thị qua công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing - SEM)
- Tiếp thị hiển thị (Display Marketing)
- Tiếp thị mạng xã hội (Social Media Marketing)
- Tiếp thị nội dung (Content Marketing)
- Tiếp thị qua email (Email Marketing)
- Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)
Ngoài ra, tiếp thị di động (Mobile Marketing) cũng đang phát triển mạnh mẽ, đáp ứng xu hướng sử dụng thiết bị di động ngày càng phổ biến.
Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Toàn văn File word Luật Thương mại và văn bản hướng dẫn mới nhất |
Marketing điện tử là gì; Quy định về tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo như thế nào
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo quy định tại Điều 10 Luật Quảng cáo 2012, quy định về tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo như sau:
(i) Tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội.
(ii) Tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên.
- Xây dựng bộ quy tắc ứng xử nghề nghiệp quảng cáo trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt; tổ chức thực hiện bộ quy tắc ứng xử nghề nghiệp quảng cáo.
- Tham gia ý kiến xây dựng chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động quảng cáo; các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về quảng cáo và quy hoạch quảng cáo ngoài trời.
- Đề cử đại diện và giới thiệu chuyên gia tham gia Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động quảng cáo; tư vấn, cung cấp thông tin, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quảng cáo và đạo đức nghề nghiệp.
- Thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh nhằm phát triển thị trường quảng cáo và nâng cao chất lượng sản phẩm quảng cáo.
- Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quảng cáo, xây dựng niềm tin của người tiêu dùng.
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 11 Luật Quảng cáo 2012, xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo như sau:
(i) Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật Quảng cáo 2012 và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
(ii) Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật Quảng cáo 2012 và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
(iii) Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo phải chịu trách nhiệm về quyết định xử lý của mình; trường hợp quyết định sai, gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
(iv) Chính phủ quy định cụ thể về hành vi, hình thức và mức xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo.