Sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi thuộc nhóm mã ngành nào? Cụ thể trong nhóm mã ngành 9511 gồm những nội dung gì?
>> Có được cùng lúc vừa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện hay không?
Theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì nhóm mã ngành 9511 – 95110 là về sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi.
Nhóm mã ngành 9511 bao gồm:
- Dịch vụ sửa chữa thiết bị điện tử như: Máy vi tính, thiết bị ngoại vi.
- Máy vi tính để bàn, máy tính xách tay.
- Ổ đĩa từ, các thiết bị lưu giữ khác.
- Ổ đĩa quang (CD-RW, CD-ROM, DVD-ROM, DVD-RW).
- Máy in.
- Bộ vi xử lý.
- Bàn phím.
- Chuột máy tính, cần điều khiển, bi xoay.
- Modem trong và modem ngoài.
- Thiết bị đầu cuối máy tính chuyên dụng.
- Máy chủ.
- Máy quét, kể cả máy quét mã vạch.
- Đầu đọc thẻ smart.
- Máy chiếu.
Nhóm này cũng gồm:
- Hoạt động sửa chữa và bảo dưỡng:
+ Bộ xuất/nhập như máy đọc tự động; bộ tích điểm bán hàng, không chạy bằng cơ.
+ Máy tính cầm tay.
Nhóm mã ngành 9511 sẽ loại trừ đối với: Sửa chữa và bảo dưỡng modem thiết bị truyền dẫn được phân vào nhóm 95120 (Sửa chữa thiết bị liên lạc).
Lưu ý: Mã ngành cấp 4 9511 thuộc nhóm mã ngành cấp 3 951: Sửa chữa máy vi tính và thiết bị liên lạc.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 9511 – 95110: Sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 3 Quy trình sửa chữa trang thiết bị tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 6129 /QĐ-BGDĐT ngày 29/12/2010, yêu cầu đối với sửa chữa trang thiết bị.
- Sửa chữa trong thời gian nhanh nhất và đảm bảo chất lượng.
- Các linh kiện, phụ tùng thay thế đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công khai, minh bạch.
3. Quy trình sửa chữa trang thiết bị như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Quy trình sửa chữa trang thiết bị tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 6129 /QĐ-BGDĐT ngày 29/12/2010 quy định về quy trình sửa chữa trang thiết bị như sau:
Bước 1: Lập yêu cầu sửa chữa.
Bước 2: Tiếp nhận yêu cầu sửa chữa và kiểm tra.
Bước 3: Tổ chức sửa chữa.
Bước 4: Nghiệm thu và ghi sổ theo dõi.
Bước 5: Thanh toán.
Điều 5. Lập yêu cầu sửa chữa (bước 1) - Quyết định 6129 /QĐ-BGDĐT 1. Đơn vị, tổ chức và cá nhân có trang thiết bị cần sửa chữa làm Phiếu đề nghị sửa chữa trang thiết bị được quy định theo mẫu tại Phụ lục 1 gửi phòng Quản trị. Nội dung Phiếu đề nghị gồm tên đơn vị và người đề nghị, tên trang thiết bị cần sửa chữa, địa điểm đặt trang thiết bị và tình trạng hoạt động của trang thiết bị. 2. Khi có sự cố liên quan đến các thiết bị công trình thuộc hệ thống kỹ thuật hạ tầng của cơ quan Bộ cần khắc phục ngay, yêu cầu sửa chữa được thông báo bằng điện thoại cho Lãnh đạo Văn phòng Bộ hoặc Lãnh đạo phòng Quản trị với các nội dung nêu tại khoản 1 Điều này. Đối với trường hợp này, Phiếu đề nghị sửa chữa trang thiết bị phải được lập ngay sau khi sự cố được khắc phục. Điều 6. Tiếp nhận yêu cầu sửa chữa và kiểm tra (bước 2) - Quyết định 6129 /QĐ-BGDĐT 1. Phòng Quản trị tiếp nhận Phiếu đề nghị sửa chữa trang thiết bị và kiểm tra tình trạng của trang thiết bị khi phiếu đề nghị được điền đầy đủ nội dung. 2. Kết quả kiểm tra tình trạng hư hỏng của trang thiết bị phải được ghi trực tiếp vào phiếu đề nghị sửa chữa trang thiết bị hoặc lập thành biên bản (được quy định theo mẫu tại Phụ lục 2) đối với các trường hợp sau: - Việc sửa chữa đòi hỏi thay thế linh kiện, phụ tùng có giá trị trên 01 (một) triệu đồng. - Phải thuê đơn vị ngoài cơ quan Bộ để sửa chữa trang thiết bị. - Việc sửa chữa trang thiết bị có độ phức tạp cao và cần nhiều thời gian. 3. Đối với các trường hợp sự cố, Phòng Quản trị cử người kiểm tra và khắc phục sự cố ngay sau khi tiếp nhận yêu cầu. Điều 7. Tổ chức sửa chữa (bước 3) - Quyết định 6129 /QĐ-BGDĐT 1. Phòng Quản trị tiến hành sửa chữa trang thiết bị ngay trong ngày tiếp nhận Phiếu đề nghị sửa chữa trang thiết bị hoặc buổi sáng ngày làm việc tiếp theo (nếu yêu cầu được tiếp nhận sau 16 giờ). 2. Đối với các công việc sửa chữa đòi hỏi phải thay thế linh kiện, phụ tùng do hư hỏng có giá trị trên 01 (một) triệu đồng, Phòng Quản trị trình Chánh Văn phòng Bộ cho phép thay thế trong thời gian không quá 01 ngày. Thời gian mua sắm các linh kiện phụ tùng thay thế không quá 03 ngày. Đối với các linh kiện, phụ tùng hiếm và đặc thù, thời gian mua sắm theo Hợp đồng với nhà cung cấp. 3. Đối với các công việc sửa chữa đòi hỏi phải thuê ngoài, việc lập hợp đồng thuê bên ngoài sửa chữa phải được tiến hành chậm nhất là 01 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu. Phòng Quản trị thông báo thời hạn cho việc sửa chữa hoàn chỉnh trang thiết bị cho đơn vị, cá nhân yêu cầu sửa chữa ngay sau khi đã thoả thuận với bên nhận hợp đồng. Điều 8. Nghiệm thu và ghi sổ theo dõi (bước 4) - Quyết định 6129 /QĐ-BGDĐT 1. Đại diện phòng Quản trị, người sử dụng trang thiết bị và người sửa chữa trang thiết bị tiến hành nghiệm thu chất lượng và xác nhận hoàn thành sửa chữa vào Phiếu đề nghị sửa chữa trang thiết bị. 2. Các linh kiện, phụ tùng thay thế (nếu có) phải được nghiệm thu chất lượng trước khi tiến hành thay thế. Biên bản nghiệm thu chất lượng linh kiện, phụ tùng thay thế được quy định theo mẫu tại Phụ lục 3. 3. Đối với thiết bị có yêu cầu lập sổ theo dõi sửa chữa, phòng Quản trị ghi sổ theo dõi ngay sau khi việc sửa chữa được nghiệm thu hoàn thành. Điều 9. Thanh toán (bước 5) - Quyết định 6129 /QĐ-BGDĐT 1. Chậm nhất 01 tuần, Phòng Quản trị gửi đến Phòng Tài chính hồ sơ thanh toán bao gồm: - Phiếu đề nghị thanh toán của phòng Quản trị; - Phiếu đề nghị sửa chữa trang thiết bị; - Hợp đồng sửa chữa; - Biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng sửa chữa; - Hóa đơn, chứng từ thay thế linh kiện, phụ tùng… 2. Phòng Tài chính thanh toán chi phí sửa chữa trang thiết bị. Thời gian thực hiện không quá 01 tuần kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thanh toán. |