Pháp luật hiện hành quy định gì về những hoạt động của các tổ chức tôn giáo? Hoạt động của các tổ chức cung cấp cho các nhà tu thì đăng ký mã ngành 9491 có được không?
>> Năm 2024, hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong những trường hợp nào?
>> Mã ngành 9420 là gì? Hoạt động của công đoàn thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì nhóm mã ngành 9491 – 94910 là về hoạt động của các tổ chức tôn giáo.
Nhóm mã ngành 9491 bao gồm:
- Hoạt động của các tổ chức tôn giáo (Thiên chúa giáo, Phật giáo...) cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người theo đạo trong nhà thờ, đền, chùa, giáo đường hoặc các nơi khác.
- Hoạt động của các tổ chức cung cấp cho các nhà tu.
- Hoạt động ẩn dật tu hành.
Nhóm này cũng gồm: Dịch vụ lễ tang tôn giáo.
Nhóm 9491 sẽ loại trừ đối với:
- Giáo dục của các tổ chức trên được phân vào ngành 85 (Giáo dục và đào tạo).
- Hoạt động của các tổ chức y tế này được phân vào ngành 86 (Hoạt động y tế).
- Hoạt động lao động xã hội bởi các tổ chức này được phân vào ngành 87 (Hoạt động chăm sóc, điều dưỡng tập trung), 88 (Hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung).
Lưu ý: Mã ngành cấp 4 9491 thuộc nhóm Mã ngành cấp 3 949: Hoạt động của các tổ chức khác.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 9491 – 94910: Hoạt động của các tổ chức tôn giáo
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 16 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung được quy định như sau:
(i) Tổ chức tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho tín đồ tại những nơi chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho những người thuộc tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo.
- Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có người đại diện là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
- Nội dung sinh hoạt tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016.
(ii) Những người theo tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại khoản (i) nêu trên được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản (i) nêu trên và các điều kiện sau đây:
- Có giáo lý, giáo luật.
- Tên của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc.
Căn cứ Điều 18 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có giáo lý, giáo luật, lễ nghi.
- Có tôn chỉ, mục đích, quy chế hoạt động không trái với quy định của pháp luật.
- Tên của tổ chức không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc.
- Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
- Có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.
- Nội dung hoạt động tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016.