Hoạt động của công đoàn cụ thể gồm những nội dung nào? Hoạt động của công đoàn có được đăng ký mã ngành 9420 hay không?
>> Mã ngành 9412 là gì? Hoạt động của các hội nghề nghiệp thì đăng ký mã ngành nào?
>> Người lao động xin phép cấp lý lịch tư pháp năm 2024 ở đâu?
Theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì nhóm mã ngành 9420 là về hoạt động của công đoàn.
Nhóm mã ngành 9420 bao gồm: Hoạt động của các tổ chức nghiệp đoàn (nếu luật pháp cho phép thành lập) nhằm bảo đảm quyền lợi của đoàn viên (tiền lương, giờ lao động...) là người lao động trong các nghiệp đoàn mà họ tham gia sản xuất ngoài hệ thống thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Nguồn kinh phí cho những người tham gia điều hành các tổ chức nghiệp đoàn này là từ đóng góp của đoàn viên trong các tổ chức nghiệp đoàn đó.
Nhóm 9420 sẽ loại trừ đối với: Hoạt động của các tổ chức công đoàn chuyên trách có nguồn vốn hoạt động chủ yếu từ ngân sách Nhà nước được phân vào mã 84111 (Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội).
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 9420: Hoạt động của công đoàn (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 5 Nghị định 43/2013/NĐ-CP, công đoàn cơ sở tại đơn vị sử dụng lao động có quyền, trách nhiệm sau đây:
- Tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến của người lao động, tham gia bằng văn bản với người sử dụng lao động trong việc xây dựng, ban hành, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
- Tổ chức giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động; kiến nghị với người sử dụng lao động nội dung sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.
Căn cứ Điều 8 Nghị định 43/2013/NĐ-CP, quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
(i) Công đoàn cơ sở có quyền yêu cầu bằng văn bản đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động bảo đảm đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
(ii) Công đoàn cơ sở có trách nhiệm sau đây:
- Hướng dẫn, hỗ trợ người lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân khi người lao động yêu cầu; đại diện cho người lao động tham gia quá trình giải quyết tranh chấp lao động cá nhân khi được người lao động ủy quyền.
- Tham gia phiên họp giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động theo yêu cầu.
(iii) Công đoàn cấp trên có trách nhiệm sau đây:
- Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động.
- Hỗ trợ công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm theo quy định tại khoản (ii) nêu trên.
Điều 3. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm danh mục và nội dung - Quyết định 27/2018/QĐ-TTg Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục và Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 1. Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp: - Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U; - Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng; - Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng; - Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng; - Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng. 2. Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam giải thích rõ những hoạt động kinh tế gồm các yếu tố được xếp vào từng bộ phận, trong đó: - Bao gồm: Những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế; - Loại trừ: Những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế nhưng thuộc các ngành kinh tế khác. |