Hoạt động của các hội nghề nghiệp cụ thể bao gồm những nội dung nào? Hoạt động của hội đoàn cho người có học vấn thì đăng ký mã ngành 9412 được không?
>> Người lao động xin phép cấp lý lịch tư pháp năm 2024 ở đâu?
Mã ngành 9412 – 94120 là hoạt động của các hội nghề nghiệp theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Nhóm mã ngành 9412 bao gồm:
- Hoạt động của các tổ chức mà lợi ích của các thành viên tập trung vào một lĩnh vực nhất định như tổ chức y tế, pháp lý, kế toán, kỹ thuật, kiến trúc...
- Hoạt động của các hội chuyên gia tham gia vào khoa học, học thuyết hoặc văn hóa, như hội viết văn, họa sỹ, tạo hình, nhà báo...
- Phổ biến thông tin, thiết lập và giám sát chuẩn thực hành, đại diện trước cơ quan nhà nước và đàm phán lao động.
Nhóm này cũng gồm: Hoạt động của hội đoàn cho người có học vấn.
Nhóm 9412 sẽ loại trừ đối với: Hoạt động giáo dục của các tổ chức này được phân vào ngành 85 (Giáo dục và đào tạo).
Lưu ý: Mã ngành cấp 4 9412 thuộc nhóm Mã ngành cấp 3 941: Hoạt động của các hiệp hội kinh doanh, nghiệp chủ và nghề nghiệp.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 9412 - 94120: Hoạt động của các hội nghề nghiệp
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 68 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về hoạt động chức năng
(i) Nguyên tắc thực hiện các hoạt động phục hồi chức năng bao gồm:
- Phòng ngừa và giảm ảnh hưởng của khuyết tật; khám phát hiện để can thiệp phục hồi chức năng sớm.
- Đánh giá nhu cầu sử dụng các biện pháp can thiệp phục hồi chức năng trong quá trình khám, điều trị cho người bệnh.
- Các biện pháp can thiệp phải được thực hiện liên tục, toàn diện theo các giai đoạn tiến triển của bệnh tật.
- Phối hợp giữa chuyên khoa phục hồi chức năng với các chuyên khoa khác; giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với cá nhân, gia đình, cộng đồng và cơ quan, tổ chức khác; thực hiện phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
(ii) Hoạt động phục hồi chức năng bao gồm:
- Khám, chẩn đoán, xác định nhu cầu phục hồi chức năng của người bệnh.
- Sử dụng kỹ thuật vận động trị liệu, vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu, chỉnh hình, thiết bị y tế, dụng cụ phục hồi chức năng và các biện pháp can thiệp khác.
- Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh về phục hồi chức năng, tâm lý, giáo dục, hướng nghiệp và hòa nhập cộng đồng.
- Điều chỉnh, cải thiện điều kiện tiếp cận môi trường sống phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Tuyên truyền phòng ngừa khuyết tật, bệnh tật.
Căn cứ Điều 75 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, điều kiện cho phép được thực hiện hoạt động đánh giá, chứng nhận chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
(i) Được thành lập hợp pháp.
(ii) Cơ cấu tổ chức phù hợp theo bộ tiêu chuẩn chất lượng đánh giá để bảo đảm các chức năng tối thiểu sau:
- Chuyên môn kỹ thuật.
- Quản lý dữ liệu.
(iii) Có tối thiểu 05 chuyên gia đánh giá là người làm việc toàn thời gian của cơ sở và đáp ứng các điều kiện cụ thể như sau:
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn phải đáp ứng các điều kiện:
+ Có trình độ đại học trở lên.
+ Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm làm công tác quản lý chuyên môn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
+ Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo về kỹ năng đánh giá chứng nhận chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở đào tạo do Bộ y tế công bố hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật.
- Đánh giá viên phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có trình độ đại học trở lên.
+ Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo về kỹ năng đánh giá chứng nhận chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở đào tạo do Bộ Y tế công bố hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật.
+ Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh làm việc trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.