Đăng ký mã ngành 7710 trong trường hợp nào? Cho thuê xe có động cơ đăng ký mã ngành 7710 được không?
>> Mã ngành 7721 là gì? Cho thuê thiết bị thể thao, vui chơi giải trí thì đăng ký mã ngành nào?
>> Có được dùng hàng hóa sản xuất xuất khẩu để tiêu dùng nội bộ không?
Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 7710 sử dụng đối với các hoạt động cho thuê xe có động cơ, được chia thành 02 nhóm
(i) Nhóm 77101: Cho thuê ô tô
Nhóm này gồm:
- Cho thuê xe chở khách (không có lái xe đi kèm).
- Cho thuê xe tải, bán rơmooc.
Trường hợp loại trừ: Nhóm 77101 thuộc mã ngành 7710 loại trừ các hoạt động:
- Cho thuê xe ô tô có lái xe đi kèm được phân vào nhóm 493 (Vận tải đường bộ khác).
- Cho thuê tài chính được phân vào nhóm 64910 (Hoạt động cho thuê tài chính).
(ii) Nhóm 77109: Cho thuê xe có động cơ khác
Nhóm này gồm: Cho thuê xe giải trí, xe trượt tuyết...
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 7710: Cho thuê xe có động cơ (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Doanh nghiệp kinh doanh hoạt động cho thuê xe có những nghĩa vụ sau:
(i) Giao tài sản thuê (Căn cứ Điều 476 Bộ Luật Dân sự 2015)
- Bên cho thuê phải giao tài sản cho bên thuê đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, tình trạng, thời điểm, địa điểm đã thỏa thuận và cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản đó.
- Trường hợp bên cho thuê chậm giao tài sản thì bên thuê có thể gia hạn giao tài sản hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại; nếu tài sản thuê không đúng chất lượng như thỏa thuận thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê sửa chữa, giảm giá thuê hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
(ii) Bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê (Căn cứ Điều 477 Bộ Luật Dân sự 2015)
- Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa.
- Trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây:
+ Sửa chữa tài sản.
+ Giảm giá thuê.
+ Đổi tài sản khác hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu tài sản thuê có khuyết tật mà bên thuê không biết hoặc tài sản thuê không thể sửa chữa được mà do đó mục đích thuê không đạt được.
- Trường hợp bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuê với chi phí hợp lý, nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa.
(iii) Bảo đảm quyền sử dụng tài sản cho bên thuê (Căn cứ Điều 478 Bộ Luật Dân sự 2015)
- Bên cho thuê phải bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho bên thuê.
- Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản thuê mà bên thuê không được sử dụng tài sản ổn định thì bên thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Điểm h khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng).
Điều 264. Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ - Bộ Luật hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 76 Điều 1 Luật 12/2017/QH14) 1. Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: a) Làm chết người. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%. d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. … |