Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính thì đăng ký mã ngành 6209 có được hay không?
>> Trường hợp pháp luật thay đổi, nhà đầu tư có được bảo đảm đầu tư kinh doanh?
Căn cứ Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành 6209 - 62090 là về hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính.
Nhóm này gồm: Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và máy vi tính khác chưa được phân loại vào đâu như: Khắc phục các sự cố máy vi tính và cài đặt phần mềm.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 6209: Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mã ngành 6209 loại trừ đối với những trường hợp sau đây:
- Lập trình máy vi tính được phân vào nhóm 62010 (Lập trình máy vi tính).
- Tư vấn máy vi tính được phân vào nhóm 62020 (Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính).
- Quản trị hệ thống máy vi tính được phân vào nhóm 62020 (Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính).
- Xử lý dữ liệu và cho thuê (hosting) được phân vào nhóm 63110 (Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan).
Căn cứ Điều 52 Luật Công nghệ thông tin 2006, có 10 loại hình dịch vụ công nghệ thông tin như sau:
(i) Điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường về công nghệ thông tin.
(ii) Tư vấn, phân tích, lập kế hoạch, phân loại, thiết kế trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
(iii) Tích hợp hệ thống, chạy thử, dịch vụ quản lý ứng dụng, cập nhật, bảo mật.
(iv) Thiết kế, lưu trữ, duy trì trang thông tin điện tử.
(v) Bảo hành, bảo trì, bảo đảm an toàn mạng và thông tin.
(vi) Cập nhật, tìm kiếm, lưu trữ, xử lý dữ liệu và khai thác cơ sở dữ liệu.
(vii) Phân phối sản phẩm công nghệ thông tin.
(viii) Đào tạo công nghệ thông tin.
(ix) Chứng thực chữ ký điện tử.
(x) Dịch vụ khác.
Điều 41. Tiêu chuẩn, chất lượng trong hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin - Luật Công nghệ thông tin 2006 1. Việc quản lý tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, chất lượng. 2. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin, công bố tiêu chuẩn cơ sở và phải bảo đảm sản phẩm, dịch vụ của mình phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố. 3. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin được quản lý thông qua các hình thức sau đây: a) Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; b) Công bố phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; c) Kiểm định chất lượng. 4. Bộ Bưu chính, Viễn thông công bố sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin cần áp dụng tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế; ban hành và công bố áp dụng quy chuẩn kỹ thuật; quy định cụ thể về quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin; quy định các điều kiện đối với cơ quan đo kiểm trong nước và nước ngoài để phục vụ cho việc quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin và công bố cơ quan đo kiểm về công nghệ thông tin có thẩm quyền. 5. Việc thừa nhận lẫn nhau về đánh giá phù hợp tiêu chuẩn đối với sản phẩm công nghệ thông tin giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước ngoài và với tổ chức quốc tế được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Điều 53. Chính sách phát triển dịch vụ công nghệ thông tin - Luật Công nghệ thông tin 2006 1. Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ công nghệ thông tin. 2. Chính phủ quy định cụ thể chế độ ưu đãi và các điều kiện khác cho một số loại hình dịch vụ công nghệ thông tin. |