Mã ngành 6202 gồm những nội dung nào? Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính đăng ký mã ngành 6202 được không?
>> Mã ngành 6021 là gì? Hoạt động truyền hình thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 6391 là gì? Hoạt động thông tấn thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 6202 được sử dụng để đăng ký cho hoạt động tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính, bao gồm hoạt động lập và thiết kế các hệ thống máy tính tích hợp các phần cứng, phần mềm máy tính và công nghệ giao tiếp. Các đơn vị được phân loại vào nhóm này có thể cung cấp các cấu phần phần cứng, phần mềm của hệ thống như một phần các dịch vụ tổng thể của họ hoặc các cấu phần này có thể được cung cấp bởi bên thứ ba. Các đơn vị này thường thực hiện cài đặt hệ thống, đào tạo, hướng dẫn và trợ giúp khách hàng của hệ thống.
Mã ngành 6202 cũng được sử dụng cho các hoạt động quản lý và điều hành hệ thống máy tính của khách hàng và/hoặc công cụ xử lý dữ liệu; các hoạt động chuyên gia và các hoạt động khác có liên quan đến máy vi tính.
(Theo Mục J – Phụ lục II - Quyết định 27/2018/QĐ-TTg).
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 6202: Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo Điều 16 Nghị định 71/2007/NĐ-CP, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin có các quyền và nghĩa vụ như sau
Bao gồm các quyền quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 71/2007/NĐ-CP.
- Tuân thủ các quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 71/2007/NĐ-CP.
- Không được thực hiện các hành vi nhằm có được mã nguồn của phần mềm, cấu trúc thiết kế phần mềm, hay các nội dung cơ bản của phần mềm, tài liệu phần mềm khi chưa được sự cho phép của chủ sở hữu phần mềm.
- Cá nhân được thuê nghiên cứu - phát triển phần mềm hoặc bất cứ cá nhân nào tiếp cận phần mềm đều không được sao chép, sử dụng phần mềm, tài liệu phần mềm, cấu trúc phần mềm, mã nguồn phần mềm hay các nội dung cơ bản của phần mềm mà mình được tiếp cận vào bất cứ mục đích gì khi chưa được sự cho phép của chủ đầu tư nghiên cứu - phát triển phần mềm đó.
Điều 15. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin - Nghị định 71/2007/NĐ-CP 1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin có các quyền sau đây: a) Tham gia nghiên cứu – phát triển sản phẩm công nghệ thông tin. b) Sản xuất, cung cấp sản phẩm công nghệ thông tin. c) Số hóa, duy trì và làm tăng giá trị các nguồn tài nguyên thông tin. d) Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm, dịch vụ do mình tạo ra và được Nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật. đ) Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật. 2. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin có trách nhiệm sau đây: a) Bảo đảm điều kiện và tuân thủ các quy định của Luật Công nghệ thông tin, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan. b) Bảo đảm tính trung thực của kết quả nghiên cứu - phát triển, sản xuất. c) Định kỳ hàng năm chậm nhất vào ngày 15 tháng 3, doanh nghiệp công nghiệp công nghệ thông tin phải gửi báo cáo tình hình hoạt động chuyên ngành công nghiệp công nghệ thông tin của năm trước đó cho Sở Bưu chính, Viễn thông địa phương. Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định chi tiết các nội dung báo cáo. |