Thành lập công ty chuyên kinh doanh vận tải hàng hóa hàng không thì đăng ký mã ngành 5120 có được hay không?
>> Mã ngành 4940 là gì? Vận tải đường ống thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 5590 là gì? Kinh doanh cơ sở lưu trú khác bao gồm hoạt động nào?
Căn cứ Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành 5120 là về vận tải hàng hóa hàng không.
Nhóm này gồm:
- Vận tải hàng hóa bằng đường không các chuyến bay thường lệ hoặc không thường lệ.
- Vận tải hàng hóa bằng đường không các chuyến bay không theo lịch trình.
- Phóng vệ tinh và tàu vũ trụ.
Nhóm này cũng gồm: Thuê máy bay có người lái để vận tải hàng hóa.
(i) 51201: Vận tải hàng hóa hàng không theo tuyến và lịch trình cố định
Nhóm này gồm:
- Vận tải hàng hóa bằng đường không các chuyến bay theo lịch trình và tuyến thường xuyên, cố định.
(ii) 51209: Vận tải hàng hóa hàng không loại khác
Nhóm này gồm:
- Vận tải hàng hóa tới các địa điểm theo yêu cầu của khách hàng.
Nhóm này cũng gồm: Cho thuê máy bay có người lái để vận tải hàng hóa.
Như vậy, thành lập công ty kinh doanh vận tải hàng hóa hàng không thì đăng ký mã ngành 5120 là đúng theo quy định pháp luật hiện hành.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 5120: Vận tải hàng hóa hàng không (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 92/2016/NĐ-CP, kinh doanh vận tải hàng không bao gồm hai hình thức kinh doanh vận chuyển hàng không và kinh doanh hàng không chung. Cụ thể như sau:
(i) Kinh doanh vận chuyển hàng không là việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không nhằm mục đích sinh lợi.
(ii) Kinh doanh hàng không chung là hoạt động hàng không chung nhằm mục đích sinh lợi bằng tàu bay trừ tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ theo quy định tại Điều 21 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006.
Căn cứ Điều 5 Nghị định 92/2016/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP), kinh doanh vận tải hàng không phải đáp ứng các điều kiện sau:
(i) Đáp ứng các điều kiện về phương án bảo đảm có tàu bay khai thác, tổ chức bộ máy, vốn, phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm quy định tại Điều 6, 7, 8, 9 Nghị định 92/2016/NĐ-CP.
(ii) Các quy định tại Chương II Nghị định 92/2016/NĐ-CP không áp dụng đối với lĩnh vực đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ thành viên tổ lái, giáo viên huấn luyện.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh – Nghị định 92/2016/NĐ-CP 1. Nghị định này quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng bao gồm: a) Kinh doanh vận tải hàng không; b) Kinh doanh cảng hàng không, sân bay; c) Kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; d) Kinh doanh dịch vụ thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam; đ) Kinh doanh dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; e) Kinh doanh dịch vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không. 2. Nghị định này không áp dụng đối với sân bay chuyên dùng. Điều 15. Điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay – Nghị định 92/2016/NĐ-CP 1. Dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay bao gồm: a) Dịch vụ khai thác nhà ga hành khách; b) Dịch vụ khai thác khu bay; c) Dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa; d) Dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không; đ) Dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; e) Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không; g) Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không; h) Dịch vụ kỹ thuật hàng không; i) Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không. 2. Doanh nghiệp được phép thực hiện kinh doanh các dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này sau khi được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này. 3. Dịch vụ khai thác khu bay do doanh nghiệp cảng hoặc tổ chức được Bộ Giao thông vận tải giao quản lý kết cấu hạ tầng sân bay cung cấp. 4. Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không do lực lượng kiểm soát an ninh hàng không được tổ chức theo quy định tại Điều 195 Luật hàng không dân dụng Việt Nam cung cấp. |