Có những nội dung nào trong mã ngành 4940? Hoạt động vận tải đường ống đăng ký mã ngành này được không?
>> Mã ngành 5590 là gì? Kinh doanh cơ sở lưu trú khác bao gồm hoạt động nào?
>> Mã ngành 4933 là gì? Vận tải hàng hóa bằng đường bộ thì đăng ký mã ngành nào?
Theo quy định tại mục H Phụ lục II - Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 4940 dùng cho các hoạt động vận tải khí, khí hóa lỏng, xăng dầu, nước, chất lỏng khác, bùn than và những hàng hóa khác qua đường ống. Ngoài ra, mã ngành này cũng được dùng đối với các hoạt động của trạm bơm.
Mã ngành 4940 không bao gồm các hoạt động sau đây:
- Phân phối khí tự nhiên hoặc khí đã xử lý, nước hoặc hơi nước được phân vào nhóm 35202 (Phân phối nhiên liệu khí bằng đường ống), nhóm 3530 (Sản xuất, phân phối hơi nước, nước nóng, điều hoà không khí và sản xuất nước đá), 36000 (Khai thác, xử lý và cung cấp nước).
- Vận tải nước, chất lỏng... bằng xe bồn được phân vào nhóm 49331 (Vận tải hàng hóa bằng ô tô chuyên dụng).
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 4940: Vận tải đường ống (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP, điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics quy định chi tiết như sau:
- Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics quy định tại Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.
- Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.
- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế có quy định khác nhau về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, nhà đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó.
Giới hạn trách nhiệm là hạn mức tối đa mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics (trong đó có kinh doanh vận tải đường ống) chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng đối với những tổn thất phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dịch vụ logistics theo quy định tại Nghị định 163/2017/NĐ-CP.
Trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định về giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thì thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan.
Trường hợp pháp luật liên quan không quy định giới hạn trách nhiệm thì giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics do các bên thoả thuận. Trường hợp các bên không có thoả thuận thì thực hiện như sau:
- Trường hợp khách hàng không có thông báo trước về trị giá của hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường.
- Trường hợp khách hàng đã thông báo trước về trị giá của hàng hóa và được thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics xác nhận thì giới hạn trách nhiệm sẽ không vượt quá trị giá của hàng hóa đó.
- Giới hạn trách nhiệm đối với trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức thực hiện nhiều công đoạn có quy định giới hạn trách nhiệm khác nhau là giới hạn trách nhiệm của công đoạn có giới hạn trách nhiệm cao nhất.
(Quy định tại Điều 5 Nghị định 163/2017/NĐ-CP)
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống bằng kim loại dẫn khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan Điều 4. Các bước kiểm định – Thông tư 08/2021/TT-BLĐTBXH 1. Khi kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống, tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn phải thực hiện lần lượt theo các bước sau: a) Kiểm tra hồ sơ, tài liệu kỹ thuật hệ thống đường ống. b) Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong. c) Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm. d) Kiểm tra vận hành. đ) Xử lý kết quả kiểm định. 2. Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào biên bản kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy trình này và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định. Điều 6. Điều kiện kiểm định - Thông tư 08/2021/TT-BLĐTBXH Khi tiến hành kiểm định hệ thống đường ống phải đảm bảo các điều kiện sau đây: 1. Hệ thống đường ống phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định. 2. Hồ sơ, tài liệu của hệ thống đường ống phải đầy đủ. 3. Các yếu tố môi trường, thời tiết không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định. 4. Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để kiểm định hệ thống đường ống. Điều 10. Thời hạn kiểm định - Thông tư 08/2021/TT-BLĐTBXH 1. Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 03 năm. Đối với hệ thống đường ống sử dụng môi chất có tính cháy nổ, độc hại, tác nhân ăn mòn kim loại hoặc hệ thống đường ống khác đã sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 02 năm. 2. Đối với hệ thống đường ống sử dụng môi chất có tính cháy nổ, độc hại, tác nhân ăn mòn kim loại đã sử dụng trên 12 năm hoặc hệ thống đường ống khác đã sử dụng trên 24 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 01 năm. 3. Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở. 4. Khi rút ngắn thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định. 5. Khi thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó. |